Câu hỏi kèm đáp án tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
01/06/2024 10:23 AM

Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô bắt đầu từ 8h00 ngày 01/6/2024 đến 23h00 ngày 8/6/2024.

Câu hỏi kèm đáp án tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Câu hỏi kèm đáp án tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Câu hỏi kèm đáp án tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

Dưới đây là câu hỏi kèm đáp án tham khảo tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024:

Câu hỏi số 1: Năm 2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được mở rộng trên cơ sở sáp nhập diện tích của toàn bộ địa phương nào sau đây?

A. Huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc).

B. Huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

C. Huyện Phúc Yên (Vĩnh Phúc).

D. Huyện Đà Bắc (Hòa Bình).

Câu hỏi số 2: Năm 2008, địa giới hành chính thành phố Hà Nội được mở rộng trên cơ sở hợp nhất diện tích của toàn bộ địa phương nào sau đây?

A. Huyện Lương Sơn (Hòa Bình).

B. Tỉnh Hà Tây.

C. Huyện Đà Bắc (Hòa Bình).

D. Tỉnh Vĩnh Phúc.

Câu hỏi số 3: Thành phố Hà Nội có diện tích lớn nhất sau sự kiện điều chỉnh địa giới vào năm nào sau đây?

A. Năm 1961.

B. Năm 1978.

C. Năm 2008.

D. Năm 1991.

Câu hỏi số 4: Với những thành tích đặc biệt trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ, quân và dân Thủ đô đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Cờ luân lưu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” vào thời điểm nào sau đây?

A. Năm 1972.

B. Năm 1966.

C. Năm 1960.

D. Năm 1965.

Câu hỏi số 5: Ngày 9/8/1964, sau 4 ngày Mỹ đánh phá miền Bắc, Thành đoàn Hà Nội đã phát động phong trào nào sau đây?

A. Ba sẵn sàng.

B. Ba điểm cao.

C. Ba đảm đang.

D. Cờ ba nhất.

Câu hỏi số 6: Sau giải phóng (1954), Thủ đô Hà Nội được phát triển theo định hướng nào sau đây?

A. Từ sản xuất công nghiệp nặng sang sản xuất công nghiệp nhẹ.

B. Từ sản xuất thủ công nghiệp sang sản xuất công nghiệp lớn.

C. Từ một thành phố tiêu thụ là chủ yếu sang thành phố sản xuất.

D. Từ một thành phố sản xuất sang thành phố phát triển dịch vụ.

Câu hỏi số 7: Phong trào thi đua yêu nước nào sau đây, xuất phát từ Đan Phượng, Hà Nội (2/1965) được phụ nữ ở Thủ đô và cả nước hưởng ứng?

A. Ba đảm nhiệm.

B. Ba điểm cao.

C. Ba quyết tâm.

D. Ba sẵn sàng.

Câu hỏi số 8: Ngày 19/5/1965, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 67/QĐ-CP thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?

A. Chi viện chiến đấu cho chiến trường miền Nam chống “Chiến tranh đặc biệt”.

B. Bảo vệ Hà Nội trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ.

C. Bảo vệ Hà Nội trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.

D. Chi viện chiến đấu cho chiến trường miền Nam chống “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu hỏi số 9: Thành phố Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính vào những năm nào sau đây?

A. Các năm 1978; 1991; 2008.

B. Các năm 1961; 1978; 2008.

C. Các năm 1954; 1978; 1991.

D. Các năm 1961; 1978; 1991.

Câu hỏi số 10: Trong cuộc tấn công ngày 26/12/1972, máy bay B52 của đế quốc Mỹ đã san phẳng khu phố nào của Hà Nội?

A. Phố Khâm Thiên.

B. Phố Hàng Ngang.

C. Phố Bạch Mai.

D. Phố Bạch Đằng.

Câu hỏi số 11: Đại hội nào của Đảng bộ Thành phố Hà Nội mở đầu cho thời kì Đổi mới ở Thủ đô?

A. Đại hội XI Đảng bộ Thành phố (11/1991).

B. Đại hội X Đảng bộ Thành phố (10/1986).

C. Đại hội IX Đảng bộ Thành phố (6/1983).

D. Đại hội VIII Đảng bộ Thành phố (2/1980).

Câu hỏi số 12: Năm 2019, UNESCO công nhận thành phố Hà Nội với danh hiệu nào sau đây?

A. Thành viên mạng lưới các thành phố sáng tạo

B. Thành phố Học tập toàn cầu

C. Thành phố Vì hòa bình.

D. Thành phố Một điểm đến, bảy di sản.

Câu hỏi số 13: Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân Hà Nội (tháng 12/1972) có ý nghĩa nào sau đây?

A. Mở ra cục diện “vừa đánh, vừa đàm”.

B. Buộc Mỹ phải kí kết Hiệp định Pa-ri.

C. Buộc Mỹ phải đưa quân trở lại miền Nam.

D. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Câu hỏi số 14: Từ năm 1980 đến năm 1981, Hà Nội đã vận động được bao nhiêu nhân khẩu và bao nhiêu lao động đi xây dựng vùng kinh tế mới?

A. Khoảng 1 vạn nhân khẩu và 5.000 lao động.

B. Khoảng 1,5 vạn nhân khẩu và 3.000 lao động.

C. Khoảng 1,5 vạn nhân khẩu và 5.000 lao động.

D. Khoảng 1 vạn nhân khẩu và 3.000 lao động.

Câu hỏi số 15: Địa điểm nào sau đây là di tích lịch sử, nơi vẫn còn một phần của chiếc máy bay B-52 bị bắn rơi năm 1972?

A. Hồ Đống Đa.

B. Hồ Hữu Tiệp.

C. Hồ Thiền Quang.

D. Hồ Hoàn Kiếm.

Câu hỏi số 16: Năm 2000, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng thành phố Hà Nội danh hiệu nào sau đây?

A. Thành phố Học tập toàn cầu

B. Thành phố Vì hòa bình.

C. Thành phố Sáng tạo

D. Thủ đô anh hùng

Câu hỏi số 17: Hình ảnh nào sau đây được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ra Nghị quyết (số 166-1999-NQ/HĐ) công nhận là biểu trưng của Thủ đô Hà Nội?

A. Hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

B. Hình ảnh Tháp Rùa tại Hồ Hoàn Kiếm.

C. Hình ảnh Hoàng thành Thăng Long.

D. Hình ảnh Cột cờ Hà Nội.

Câu hỏi số 18: Từ khi thành lập đến nay, Đảng bộ thành phố Hà Nội trải qua bao nhiêu kì Đại hội?

A. 10

B. 17

C. 20

D. 13

Câu hỏi số 19: Ngày 18/12/1972, máy bay B52 đầu tiên của đế quốc Mỹ bị bắn rơi ở đâu?

A. Bệnh viện Bạch Mai (Đống Đa).

B. Hồ Hữu Tiệp (Ba Đình).

C. Cánh đồng Phù Lỗ (Sóc Sơn).

D. Phố Khâm Thiên (Đống Đa).

Câu hỏi số 20: Sự kiện nào sau đây đã diễn ra ở Hà Nội trong thời gian từ đêm ngày 18/12 đến rạng sáng ngày 30/12/1972?

A. Chiến dịch Linebacker II

B. Tiếp quản Hà Nội.

C. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

D. Giải phóng Thủ đô.

Câu hỏi số 21: Đồng chí có đề xuất giải pháp cụ thể gì đối với xây dựng Thủ đô gắn với việc thực hiện 1 trong các tiêu chí sau: Văn hiến - Văn minh - Hiện đại (Lưu ý: Số lượng tối đa không quá 500 từ)

Câu hỏi kèm đáp án tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

>> Xem tại đây.

Nội dung Cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024

- Tìm hiểu về tầm quan trọng, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô, truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang và những đóng góp to lớn của Đảng bộ, lực lượng vũ trang và Nhân dân Hà Nội trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tìm hiểu về truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô đạt được qua 70 năm xây dựng và phát triển và sau gần 40 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh vực.

- Tìm hiểu về những nội dung cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ Thành phố, Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (như: những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện, các chỉ tiêu cơ bản; kết quả thực hiện của Thành phố trong thời gian qua…).

- Đóng góp ý kiến, hiến kế, phát hiện và nhân rộng những cách làm hay, hiệu quả trong bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô.

(Nguồn Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội)

Quy định về bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô

(1) Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.

(2) Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:

- Khu vực Ba Đình;

- Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;

- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;

- Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;

- Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;

- Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.

(3) Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành:

- Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô;

- Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể (Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu; Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954; Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô).

(Điều 11 Luật Thủ đô 2012)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 27,545

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]