Bãi bỏ 05 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng từ ngày 22/7/2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
12/06/2024 16:44 PM

Thông tư 05/2024/TT-NHNN được ban hành ngày 07/6/2024 sẽ bãi bỏ 05 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Bãi bỏ 05 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng từ ngày 22/7/2024

Bãi bỏ 05 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng từ ngày 22/7/2024 (Hình từ Internet)

Bãi bỏ 05 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng từ ngày 22/7/2024

Thông tư 05/2024/TT-NHNN bãi bỏ toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành sau đây:

- Thông tư 07/1997/TT-NHNN7 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định 802/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tồn tại về mở thư tín dụng.

- Quyết định 403/1997/QĐ-NHNN2 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép Ban quản lý các dự án ngân hàng áp dụng hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 269/QĐ-NH2 ngày 04/12/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

- Quyết định 456/2003/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 1 "Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng" ban hành kèm theo Quyết định 1557/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế thanh toán bù trừ điện tử liên Ngân hàng.

- Thông tư 34/2012/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phát triển và bảo trì phần mềm nghiệp vụ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Thông tư 13/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 26/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thông tư 05/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 22/7/2024. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tiến hành lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân đối với Dự thảo Thông tư Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành đối với 05 văn bản nêu trên.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm rà soát, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật”. Tại khoản 1 Điều 139 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2020/NĐ-CP) quy định bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát, hệ thống văn bản do mình ban hành, liên tịch ban hành hoặc chủ trì soạn thảo.

Qua kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, hiện nay vẫn còn một số văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng còn hiệu lực, nhưng nội dung của văn bản đã được thay thế bằng văn bản mới, cần được rà soát, bãi bỏ để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Do đó, việc ban hành một Thông tư để bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng không còn phù hợp là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Trần Trọng Tín

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 422

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]