Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu từ ngày 01/7/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
15/06/2024 09:55 AM

Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu là nội dung được quy định tại Thông tư 36/2024/TT-BTC ngày 16/5/2024.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu từ ngày 01/7/2024

Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu từ ngày 01/7/2024 (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 16/5/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 36/2024/TT-BTC ban hành Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá doanh nghiệp.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu từ ngày 01/7/2024

Tại Điều 23 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BTC quy định về phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở như sau:

- Phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu xác định giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua ước tính tổng của giá trị chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

- Nguyên tắc thực hiện

Trường hợp doanh nghiệp cần thẩm định giá là công ty cổ phần, phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu được sử dụng với giả định coi các cổ phần ưu đãi của doanh nghiệp cần thẩm định giá như cổ phần thường. Giả định này cần được nêu rõ trong phần hạn chế của chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá.

- Việc thực hiện phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu bao gồm:

+ Dự báo dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá (FCFE);

+ Ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá (Re);

+ Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo (Vn);

+ Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá (V0).

Dự báo dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá

Tại Điều 24 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BTC quy định về dự báo dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá như sau:

- Việc ước tính giai đoạn dự báo dòng tiền căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp, của lĩnh vực kinh doanh và bối cảnh kinh tế để lựa chọn các mô hình tăng trưởng phù hợp. Giai đoạn dự báo dòng tiền tối thiểu là 03 năm. Đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang tăng trưởng nhanh thì giai đoạn dự báo dòng tiền có thể kéo dài đến khi doanh nghiệp bước vào giai đoạn tăng trưởng đều. Đối với doanh nghiệp hoạt động có thời hạn thì việc xác định giai đoạn dự báo dòng tiền cần đánh giá, xem xét đến tuổi đời của doanh nghiệp.

- Công thức tính dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

FCFE = Lợi nhuận sau thuế + Khấu hao - Chi đầu tư vốn - Thay đổi vốn luân chuyển thuần ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn (chênh lệch vốn hoạt động thuần) - Các khoản trả nợ gốc + Các khoản nợ mới phát hành

+ Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận sau thuế đã loại trừ các khoản lợi nhuận từ tài sản phi hoạt động;

+ Chi đầu tư vốn bao gồm: chi đầu tư tài sản cố định và tài sản dài hạn tương tự khác nhưng không đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp; chi đầu tư tài sản hoạt động dài hạn khác nằm trong nhóm chi mua công cụ nợ của đơn vị khác và chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (nếu có);

+ Công thức tính vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn:

Vốn luân chuyển ngoài tiền mặt và tài sản phi hoạt động ngắn hạn = (Các khoản phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho + Tài sản ngắn hạn khác) - Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn.

Hướng dẫn ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá

Tại Điều 25 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BTC thì việc ước tính chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá theo hướng dẫn tại khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 Điều 20 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BTC.

Hướng dẫn ước tính giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo

Tại Điều 26 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BTC hướng dẫn ước tính giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo như sau:

* Trường hợp 1: Dòng tiền sau giai đoạn dự báo là dòng tiền không tăng trưởng và kéo dài vô tận. Công thức tính giá trị cuối kỳ dự báo là:

Dòng tiền sau giai đoạn dự báo là dòng tiền không tăng trưởng và kéo dài vô tận

Trong đó:

FCFEn+1: Dòng tiền vốn chủ sở hữu năm n + 1.

* Trường hợp 2: Dòng tiền sau giai đoạn dự báo là dòng tiền tăng trưởng đều đặn mỗi năm và kéo dài vô tận. Công thức tính giá trị cuối kỳ dự báo là:

Dòng tiền sau giai đoạn dự báo là dòng tiền tăng trưởng đều đặn mỗi năm và kéo dài vô tận

Trong đó:

g: tốc độ tăng trưởng của dòng tiền vốn chủ sở hữu.

Tốc độ tăng trưởng của dòng tiền vốn chủ sở hữu được dự báo trên cơ sở tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận hoạt động sau thuế, triển vọng phát triển của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng dòng tiền trong quá khứ của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tỷ lệ tái đầu tư.

* Trường hợp 3: Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động tại cuối kỳ dự báo. Giá trị cuối kỳ dự báo được xác định theo giá trị thanh lý của doanh nghiệp cần thẩm định giá.

Hướng dẫn ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá

- Tính tổng giá trị hiện tại thuần của dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu và giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo của doanh nghiệp sau khi chiết khấu dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu và giá trị vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo của doanh nghiệp theo tỷ suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu.

Hướng dẫn ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá

- Ước tính giá trị các tài sản phi hoạt động của doanh nghiệp theo hướng dẫn xác định giá trị tài sản hữu hình, tài sản vô hình, tài sản tài chính tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BTC và các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam có liên quan.

- Ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá bằng cách cộng giá trị hiện tại thuần của dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu và giá trị hiện tại vốn chủ sở hữu cuối kỳ dự báo với giá trị các tài sản phi hoạt động, sau đó trừ đi giá trị các khoản nợ phải trả không có chi phí sử dụng vốn đã ghi nhận trên báo cáo tài chính liên quan đến hình thành giá trị tài sản phi hoạt động tại thời điểm thẩm định giá (nếu có nhưng chưa thể hiện tại dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp).

(Theo Điều 27 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 36/2024/TT-BTC)

Xem thêm Thông tư 36/2024/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2024.

Thông tư 28/2021/TT-BTC ban hành Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư 36/2024/TT-BTC  có hiệu lực thi hành.

Tô Quốc Trình

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,388

Bài viết về

lĩnh vực Doanh nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]