11 yêu cầu với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
24/06/2024 16:49 PM

11 yêu cầu với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo là nội dung có trong Thông báo 261/TB-VPCP năm 2024.

11 yêu cầu với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

11 yêu cầu với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo (Hình từ Internet)

Ngày 17/06/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 261/TB-VPCP kết luận của Thường trực Chính phủ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo 

11 yêu cầu với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo

Theo đó, Thường trực Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, đầy đủ ý kiến của các Thành viên Chính phủ, bảo đảm các yêu cầu sau:

(1) Về nội dung chung:

- Nghiên cứu, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng: 

+ Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước tại Nghị quyết 33-NQ/TW năm 2014; Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường dịch vụ và sản phẩm văn hóa tại Kết luận 76-KL/TW năm 2020; 

+ Ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa số chủ yếu thông qua đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi tại Nghị quyết 52-NQ/TW năm 2019; 

+ Khẩn trương triển khai có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị, tinh hoa và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới tại Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng;

+ Xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, hình thành môi trường văn hóa số;

+ Phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả các ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ văn hóa gắn với phát triển du lịch tại Nghị quyết 29-NQ/TW năm 2022.

- Nghiên cứu, đánh giá kỹ việc thi hành Luật Quảng cáo 2012, xác định rõ các quy định còn phù hợp để kế thừa; các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển hoạt động này trong điều kiện hiện nay; nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, bảo đảm phù hợp với đặc điểm về chính trị và điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm tính khả thi của các quy định mới.

- Hồ sơ Dự án Luật phải thuyết minh rõ lý do kế thừa các quy định của Luật Quảng cáo 2012; lý do sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp cần bãi bỏ hoặc cần ban hành mới.

- Nội dung của Dự án Luật phải thể hiện rõ nguyên tắc, chủ trương đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước giữa cơ quan Trung ương và chính quyền địa phương; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

- Tiếp tục tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế, bảo đảm phù hợp với đặc điểm về chính trị và điều kiện thực tế của Việt Nam, bảo đảm tính khả thi của các quy định mới.

(2) Về các nội dung cụ thể:

- Nghiên cứu quy định về nội dung quảng cáo, bảo đảm nội dung quảng cáo chính xác, trung thực, bảo đảm thuần phong mỹ tục của dân tộc.

- Nghiên cứu, hoàn thiện các quy định về hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, bảo đảm không thất thu thuế và phù hợp với chính sách, pháp luật về an ninh mạng, giao dịch điện tử, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Rà soát, nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và quảng cáo trên báo nói; thời lượng quảng cáo trên truyền hình, bảo đảm sự hài hòa lợi ích của Doanh nghiệp, người dân và Nhà nước.

- Rà soát, nghiên cứu quy định việc phân cấp cho địa phương cấp giấy phép xây dựng biển hiệu, bảng quảng cáo, bảo đảm an toàn của công trình đó, các công trình lân cận và sự an toàn của cộng đồng.

- Nghiên cứu quy định rõ hơn tại dự thảo Luật về điều khoản chuyển tiếp, bảo đảm không có khoảng trống trong việc áp dụng pháp luật theo quy định của của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi 2020) đối với những quy định mới và những quy định tại Luật Quảng cáo 2012.

- Rà soát các quy định của pháp luật có liên quan, trường hợp cần sửa đổi bổ sung thì nghiên cứu sửa đổi, bổ sung ngay tại Luật Quảng cáo 2012, bảo đảm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Đối với các vấn đề không mang tính ổn định thì giao Chính phủ quy định.

Xem thêm Thông báo 261/TB-VPCP ban hành ngày 17/06/2024.

Võ Tấn Đại

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 351

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]