Nghiên cứu, xây dựng quy định quảng cáo cho trẻ em tại Dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
26/06/2024 09:15 AM

Nghiên cứu, xây dựng quy định quảng cáo cho trẻ em tại Dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo là một trong những yêu cầu của Chính phủ tại Nghị quyết 97/NQ-CP.

Nghiên cứu, xây dựng quy định quảng cáo cho trẻ em tại Dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo

Nghiên cứu, xây dựng quy định quảng cáo cho trẻ em tại Dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo (Hình từ Internet)

Ngày 24/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 97/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 06/2024.

Nghiên cứu, xây dựng quy định quảng cáo cho trẻ em tại Dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo

Cụ thể, Chính phủ cơ bản thống nhất các nội dung của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm các yêu cầu sau:

- Hoàn thiện các quy định về hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới: quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này để xây dựng các quy định phù hợp với điều kiện của Việt Nam và thông lệ quốc tế,

- Quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và quảng cáo trên báo nói; thời lượng quảng cáo trên truyền hình: Rà soát, nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và quảng cáo trên báo nói, thời lượng quảng cáo trên truyền hình theo nguyên tắc bảo đảm hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người dân và Nhà nước, có sự linh hoạt về tỷ lệ diện tích, thời lượng quảng cáo và công khai, minh bạch nội dung này để người dân, doanh nghiệp lựa chọn,

- Quy định về cấp giấy phép công trình xây dựng quảng cáo: việc gắn bảng hiệu, biển quảng cáo lên các với công trình xây dựng có sẵn cần bảo đảm sự an toàn của công trình, cũng như của các công trình lân cận và sự an toàn của cộng đồng nói chung. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu quy định về vấn đề này nhằm cắt giảm thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo, bên cạnh đó quy định các chế tài để ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm, bảo đảm sự an toàn của công trình, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng, sự an toàn của biển hiệu, bảng quảng cáo; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường, chịu trách nhiệm pháp lý khác theo quy định của pháp luật...

- Nội dung sản phẩm quảng cáo phải trung thực, chính xác, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, không trái pháp luật, đặc biệt là các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng như thuốc, thực phẩm...

- Nghiên cứu, xây dựng các quy định về quảng cáo cho người yếu thế, trẻ em, người cao tuổi, người có nhược điểm về thể chất, tinh thần...

- Về cải cách thủ tục hành chính: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giảm tối đa chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; bảo đảm và bảo vệ việc thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Đồng thời yêu cầu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục rà soát để cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát, phòng, chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.

Xem thêm tại Nghị quyết 97/NQ-CP ngày 24/6/2024.

Được biết, Dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 diễn ra vào tháng 10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 164

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]