Nội dung Quyết định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
15/08/2024 21:15 PM

Quyết định kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng bao gồm một số nội dung dưới đây.

Nội dung Quyết định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Nội dung Quyết định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)

Quyết định kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Kiểm soát đặc biệt là việc Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước.

Theo Điều 5 Thông tư 39/2024/TT-NHNN, Quyết định kiểm soát đặc biệt bao gồm các nội dung sau đây:

- Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

- Lý do đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.

- Thời hạn kiểm soát đặc biệt.

- Hình thức kiểm soát đặc biệt, nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

- Họ, tên, chức danh từng thành viên Ban kiểm soát đặc biệt, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt, Trưởng Ban kiểm soát đặc biệt và các thành viên khác của Ban kiểm soát đặc biệt.

- Việc sử dụng con dấu của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả con dấu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.

- Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt; việc chuyển khoản vay của quỹ tín dụng nhân dân tại ngân hàng hợp tác xã thành khoản vay đặc biệt.

- Nội dung khác.

Thông báo kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng

Ngoài ra, Điều 6 Thông tư 39/2024/TT-NHNN quy định Thông báo về kiểm soát đặc biệt bao gồm một hoặc một số nội dung sau đây:

- Quyết định kiểm soát đặc biệt;

- Thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt;

- Gia hạn, chấm dứt kiểm soát đặc biệt;

- Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại;

- Nội dung khác.

Ngân hàng Nhà nước gửi thông báo bằng văn bản về kiểm soát đặc biệt của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt  tới một hoặc một số đối tượng sau đây:

- Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có đơn vị phụ thuộc đang hoạt động;

- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính;

- Bộ Tài chính (trong trường hợp tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là công ty niêm yết, công ty đăng ký giao dịch, doanh nghiệp Nhà nước, công ty con, công ty liên kết của doanh nghiệp bảo hiểm, tập đoàn tài chính bảo hiểm; chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt có công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm);

- Các cơ quan và tổ chức khác liên quan.

Các trường hợp kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng

Theo Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;

- Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;

- Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;

- Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;

- Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;

- Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 589

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]