Chính sách hỗ trợ trồng cây phân tán phát triển rừng

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
15/08/2024 21:00 PM

Chính sách bảo vệ, phát triển rừng của nhà nước được quy định tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP, trong đó bao gồm việc hỗ trợ trồng cây phân tán.

Chính sách hỗ trợ trồng cây phân tán

Chính sách hỗ trợ trồng cây phân tán (Hình từ Internet)

Chính sách hỗ trợ trồng cây phân tán phát triển rừng

Nhà nước có chính sách hỗ trợ trồng cây phân tán thuộc chính sách chung về bảo vệ, phát triển rừng, cụ thể quy định tại Điều 23 Nghị định 58/2024/NĐ-CP như sau:

(1) Đối tượng được hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tham gia trồng cây phân tán.

(2) Mức hỗ trợ: bình quân 15.000.000 đồng/ha trồng cây phân tán (quy đổi 1.000 cây/ha) để hỗ trợ mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng, chăm sóc; tổ chức các hoạt động quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện trồng cây phân tán.

(3) Hình thức hỗ trợ, tiêu chuẩn cây giống thực hiện theo kế hoạch trồng cây phân tán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(4) Điều kiện hỗ trợ: tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có đất và nhu cầu trồng cây phân tán.

(5) Trình tự hỗ trợ:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ trồng cây phân tán của đối tượng được hỗ trợ, đáp ứng điều kiện hỗ trợ tại mục (4) trên địa bàn tỉnh, xây dựng kế hoạch trồng cây phân tán kèm theo dự toán kinh phí hỗ trợ trồng cây phân tán, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tổ chức triển khai kế hoạch, nghiệm thu, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định. Việc hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp:

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn và hằng năm.

- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tự đầu tư, huy động vốn hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.

Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp

Theo Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017, chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp bao gồm:

- Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.

- Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.

- Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.

- Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,084

Bài viết về

lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]