Đáp án tuần 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo, biên giới quê hương năm 2024 (Hình từ internet)
Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển, đảo, biên giới quê hương năm 2024:
Câu 1: Quần đảo Trường Sa được chia thành mấy nhóm đảo chính? A. 7 nhóm B. 8 nhóm C. 9 nhóm D. 10 nhóm Câu 2: Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện ven biển? A. 120 đơn vị B. 124 đơn vị C. 125 đơn vị D. 128 đơn vị Câu 3: Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố Sách trắng: “Chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vào năm nào? A. Năm 1981 B. Năm 1979 C. Năm 1988 D. Năm 1995 Câu 4: Vùng đặc quyền kinh tế rộng (tối đa) bao nhiêu hải lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Quốc gia ven biển? A. 200 hải lý B. 250 hải lý C. 300 hải lý D. 350 hải lý Câu 5: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện được quy định là địa bàn biên phòng? A. Có tổng số 10/13 huyện, thị xã, thành phố và 82 xã, phường, thị trấn B. Có tổng số 9/13 huyện, thị xã, thành phố và 82 xã, phường, thị trấn C. Có tổng số 8/13 huyện, thị xã, thành phố và 82 xã, phường, thị trấn D. Có tổng số 7/13 huyện, thị xã, thành phố và 82 xã, phường, thị trấn Câu 6: Tên Đảo Ti tốp trên Vịnh Hạ Long là tên của nhà du lành vũ trụ người nước nào? A. Ukraina B. Mỹ C. Úc D. Nga Câu 7: Chính sách của Nhà nước về biên phòng hiện nay ra sao? A. Thực hiện chính sách độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài với các nước có chung đường biên giới; mở rộng hợp tác quốc tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh, đối ngoại biên phòng và đối ngoại nhân dân. B. Giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích chính đáng của nhau, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. C. Sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. D. Tất cả các phương án trên. Câu 8: Bờ biển Việt Nam kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào? A. Quảng Ninh đến Cà Mau B. Hải Phòng đến Cần Thơ C. Quảng Ninh đến Kiên Giang D. Thái Bình đến Kiên Giang Câu 9: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì trong việc diễn tập tình huống sự cố an ninh hàng hải ở khu vực biên giới biển? A. Bộ Công an B. Bộ Giao thông Vận tải C. Bộ Quốc phòng D. Bộ Ngoại giao |
Đáp án tuần 4 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo, biên giới quê hương năm 2024
>> Xem tại đây.
- Kiến thức, hiểu biết về chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về biên giới, biển, đảo.
- Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Luật biển Việt Nam năm 2012.
- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).
- Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).
- Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.
- Những thành tựu xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biên giới, biển, đảo của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.
* Tài liệu tham khảo: người tham gia cuộc thi sử dụng tài liệu chính thống của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
+ Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;
+ Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;
+ Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;
+ Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;
+ Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;
+ Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
- Nội dung quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:
+ Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng khai thác, sử dụng biển;
+ Xác định phương hướng, mục tiêu và định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
+ Phân vùng sử dụng biển cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; xác định các vùng cấm khai thác, các vùng khai thác có điều kiện, khu vực cần bảo vệ đặc biệt cho mục đích quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và bảo tồn hệ sinh thái và đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trên biển;
+ Xác định vị trí, diện tích và thể hiện trên bản đồ các vùng sử dụng mặt biển, đáy biển, đảo;
+ Xác định cụ thể các vùng bờ biển dễ bị tổn thương như bãi bồi, vùng bờ biển xói lở, rừng phòng hộ, đất ngập nước, cát ven biển, xác định vùng đệm và có các giải pháp quản lý, bảo vệ phù hợp;
+ Giải pháp và tiến độ thực hiện quy hoạch.
(Điều 44 Luật Biển Việt Nam 2012)