Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan (Hình từ Internet)
Theo đó, về việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế khi làm thủ tục hải quan thì Tổng cục Hải quan hướng dẫn trong Công văn 3802/TCHQ-TXNK năm 2024 như sau:
- Căn cứ khoản 5 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định về việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan thì việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan nếu người nộp thuế đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác,
+ Người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng đối với lô hàng đang làm thủ tục hải quan.
+ Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đang còn nợ phải được bảo lãnh theo quy định;
- Căn cứ khoản 6 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan như sau:
+ Người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan gửi Cục Hải quan nơi phát sinh khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan kèm theo thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
+ Cục Hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và báo cáo, để xuất gửi Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp thuế biết, hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, lấy ý kiến các đơn vị liên quan (nếu có), báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
d) Bộ Tài chính xem xét, giải quyết tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.
+ Cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ văn bản của Bộ Tài chính để tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dùng làm thủ tục hải quan.
Trường hợp kết thúc thời gian tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, người nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước thì bị xử phạt theo quy định.
+ Văn bản tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan thực hiện theo Mẫu số 03-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Mẫu số 03-1/CC |
- Căn cứ quy định nêu trên, việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan thì người nộp thuế phải đáp ứng điều kiện: Không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác, người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng đối với lô hàng đang làm thủ tục hải quan, số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đang còn nợ phải được bảo lãnh theo quy định.
Người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan gửi Cục Hải quan nơi phát sinh khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan kèm theo thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ. Cục Hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan xem xét trình Bộ Tài chính ban hành quyết định tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật.
Xem thêm Công văn 3802/TCHQ-TXNK ban hành ngày 09/8/2024.