Cần nghiên cứu, xác định rõ dữ liệu cá nhân là tài sản hay tài nguyên

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
08/10/2024 08:15 AM

Cần nghiên cứu, xác định rõ dữ liệu cá nhân là tài sản hay tài nguyên là nội dung được Chính phủ yêu cầu tại Nghị quyết 174/NQ-CP ngày 02/10/2024.

Cần nghiên cứu, xác định rõ dữ liệu cá nhân là tài sản hay tài nguyên

Cần nghiên cứu, xác định rõ dữ liệu cá nhân là tài sản hay tài nguyên (Hình từ Internet)

Chính phủ ban hành Nghị quyết 174/NQ-CP ngày 02/10/2024 về Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024.

Cần nghiên cứu, xác định rõ dữ liệu cá nhân là tài sản hay tài nguyên

Sau khi nghe báo cáo và ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, Chính phủ quyết nghị các nội dung đối với đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:

- Đánh giá cao Bộ Công an đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan lập Đề nghị xây dựng Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015. Thống nhất về sự cần thiết xây dựng Luật nhằm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển công nghệ số; thể chế hóa quy định của Hiến pháp về công nhận, tôn trọng, bảo vệ thông tin cá nhân, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân; đẩy mạnh sử dụng dữ liệu cá nhân đúng pháp luật, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

- Bộ Công an nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, ý kiến của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật với yêu cầu sau:

+ Tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về dữ liệu; kế thừa những quy định đã được thực tế chứng minh, áp dụng có hiệu quả; bổ sung các quy định để xử lý những bất cập, vướng mắc phát sinh trên thực tiễn; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan, đặc biệt là các luật liên quan về cơ sở dữ liệu. 

Tích cực tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về quản lý dữ liệu, ứng dụng, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ dữ liệu cá nhân, phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam; tích cực tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học; đẩy mạnh truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận; phối hợp hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên quan.

+ Tiếp tục rà soát, nghiên cứu cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và trách nhiệm.

+ Về Chính sách 1: Cơ bản thống nhất với mục tiêu của chính sách. Tiếp tục rà soát bảo đảm thuật ngữ dữ liệu cá nhân được hiểu và áp dụng thống nhất, đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc áp dụng luật này với các luật liên quan nhằm tránh xung đột pháp luật, gây vướng mắc khi luật được ban hành,...Tiếp tục làm rõ về khái niệm dữ liệu cá nhân, thông tin cá nhân, đối tượng, phạm vi quản lý; nghiên cứu, xác định rõ dữ liệu cá nhân là tài sản hay tài nguyên để có quy định phù hợp.

+ Về Chính sách 2: Cơ bản thống nhất với mục tiêu, nội dung của chính sách.

+ Về Chính sách 3: Cơ bản thống nhất với mục tiêu, nội dung của chính sách. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát bảo đảm việc xử lý dữ liệu cá nhân không gây vướng mắc, phát sinh các thủ tục đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh theo luật hiện hành; tiếp tục hoàn thiện quy định liên quan đến phi cá nhân hóa dữ liệu số để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên dữ liệu.

+ Về Chính sách 4: Cơ bản thống nhất với mục tiêu của chính sách. Đề nghị cơ quan chủ trì rà soát, không quy định tổ chức bộ máy trong luật (về Cơ quan chuyên trách bảo vệ dữ liệu cá nhân, Cổng thông tin quốc gia và lực lượng bảo vệ dữ liệu cá nhân); đồng thời, đánh giá tác động thủ tục hành chính, cắt giảm tối đa các thủ tục liên quan đến cấp phép đủ điều kiện kinh doanh (dịch vụ xếp hạng tín nhiệm; dịch vụ xử lý dữ liệu cá nhân; điều kiện năng lực công nghệ và pháp lý; ...) và rà soát, không quy định trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp phép trong luật mà giao Chính phủ quy định bảo đảm tính linh hoạt trong điều hành.

- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung dự án Luật này vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 của Quốc hội (Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XV).

Xem thêm tại Nghị quyết 174/NQ-CP ban hành ngày 02/10/2024.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 132

Bài viết về

lĩnh vực Hộ tịch – Cư trú – Quyền dân sự

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]