Đáp án tuần 4 Cuộc thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 (Hình từ internet)
Ngày 27/5/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 109-KH/BCĐ về tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 4 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024:
Câu hỏi số 1: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tổ chức hợp lệ khi nào? A. Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. B. Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. C. Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội; D. Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. Câu hỏi số 2: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? A. Tất cả đáp án. B. Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó. C. Kiến nghị ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp khắc phục hạn chế, thiếu sót được phát hiện qua việc kiểm tra, giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý. D. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quyết định của tập thể người lao động; giám sát việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở của doanh nghiệp nhà nước. Câu hỏi số 3: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào? A. Tuân thủ theo quy định của pháp luật; thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch; mọi ý kiến, phản ánh của người lao động được phản ánh trung thực đến tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. B. Làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. C. Không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người lao động để thực hiện các hành vi trái pháp luật. D. Tất cả các đáp án. Câu hỏi số 4: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định thành phần dự hội nghị người lao động tại doanh nghiệp nhà nước như thế nào? A. Đối với doanh nghiệp có sử dụng ít hơn 100 người lao động, thì tổ chức hội nghị toàn thể người lao động của doanh nghiệp, trừ trường hợp có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc. B. Đối với doanh nghiệp có sử dụng từ 100 người lao động trở lên hoặc có dưới 100 người lao động nhưng làm việc phân tán trên địa bàn rộng hoặc vì lý do nghiệp vụ không thể bỏ vị trí làm việc, thì người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có) quyết định thành phần tham dự hội nghị là toàn thể người lao động hoặc đại biểu người lao động phù hợp với đặc điểm tình hình của doanh nghiệp. C. Hội nghị được tổ chức hợp lệ khi có ít nhất là hai phần ba tổng số người lao động của doanh nghiệp hoặc ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu được triệu tập có mặt. Nghị quyết, quyết định của hội nghị được thông qua khi có trên 50% tổng số người dự hội nghị tán thành và nội dung không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội. D. Tất cả các đáp án. Câu hỏi số 5: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch công tác như thế nào? A. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và thông báo đến đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 10 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát. B. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và thông báo đến đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát. C. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và thông báo đến đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát. D. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cụ thể báo cáo Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và thông báo đến đối tượng kiểm tra, giám sát khác (nếu có) chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát. Câu hỏi số 6: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, đâu là phương thức hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn? A. Tất cả các đáp án. B. Tiếp nhận thông tin, phản ánh, kiến nghị trực tiếp hoặc qua hòm thư góp ý của tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi kiểm tra, giám sát của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn. C. Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát, xác minh đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có phản ánh, kiến nghị bằng văn bản. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật. D. Làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, phân tích, đối chiếu, tổng hợp thông tin và đánh giá, làm rõ nội dung phản ánh, kiến nghị. Câu hỏi số 7: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, phạm vi thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào? A. Công dân là người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động. Trường hợp tổ chức có sử dụng lao động có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc thực hiện theo quy định tại điều lệ, nội quy, quy định, quy chế của tổ chức có sử dụng lao động và pháp luật có liên quan. B. Mọi công dân thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú. C. Tất cả các đáp án. D. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định. Câu hỏi số 8: Phạm vi điều chỉnh của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được quy định như thế nào? A. Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. B. Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. C. Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. D. Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. Câu hỏi số 9: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào dưới đây, hương ước, quy ước bị bãi bỏ toàn bộ? A. Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư. B. Cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải bãi bỏ toàn bộ. C. Tất cả các đáp án. D. Có nội dung trái với quy định của pháp luật, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, đạo đức xã hội; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư. Câu hỏi số 10: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của Ban Chấp hành công đoàn trong việc tổ chức để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến được quy định như thế nào? A. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tham gia bàn và quyết định các nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất. B. Ban Chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các quyết định đã được tập thể thống nhất; trường hợp nhận thấy quyết định của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không bảo đảm trình tự, thủ tục hoặc có nội dung trái với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có quyền kiến nghị, phản ánh đến Ban Chấp hành Công đoàn cấp trên, lãnh đạo cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị. C. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị phối hợp với người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến; giám sát việc lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức lấy ý kiến, quá trình lấy ý kiến, kết quả giải trình, tiếp thu và tổ chức thực hiện các nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã tham gia ý kiến; tham gia ý kiến trước khi người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định ban hành quy chế thực hiện dân chủ của cơ quan, đơn vị. D. Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị tích cực, gương mẫu đóng góp, tham gia ý kiến làm cơ sở cho cấp có thẩm quyền quyết định; theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này. Câu hỏi số 11: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, số lượng thành viên của Tổ phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định là? A. Không có quy định về số lượng thành viên. B. Tối đa 03 thành viên. C. Từ 03 đến 05 thành viên. D. Tối thiểu 05 thành viên. Câu hỏi số 12: Việc thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị được quy định tại những văn bản pháp luật nào? A. Luật số 10/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội khóa XV; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ. B. Luật số 10/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội khóa XV; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ. C. Luật số 10/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội khóa XV; Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ D. Luật số 10/2022/QH15 ngày 10/11/2022 của Quốc hội khóa XV; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ. Câu hỏi số 13: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong việc thực hiện tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở sở sở được quy định như thế nào? A. Tất cả các đáp án. B. Tổ chức vận động Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư; tổ chức các phong trào thi đua về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tham gia, hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở. C. Thực hiện giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. D. Tiếp nhận, tổng hợp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân về thực hiện dân chủ ở cơ sở để chuyển đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định; giám sát quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của Nhân dân. Câu hỏi số 14: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, người đứng đầu cơ quan đơn vị có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị? A. Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chủ yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan, đơn vị; báo cáo kết quả công tác hằng năm và mục tiêu, phương hướng công tác năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị. B. Tất cả các đáp án. C. Trực tiếp đối thoại, cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân; xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị. D. Thông báo cho Ban Thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị; xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật. Câu hỏi số 15: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định như thế nào về trách nhiệm của Đảng viên, đoàn viên công đoàn, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước trong việc tổ chức để người lao động tham gia ý kiến? A. Theo dõi, đánh giá, giám sát việc tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến đối với các nội dung đã được đưa ra lấy ý kiến người lao động và quá trình tổ chức thực hiện quyết định về các nội dung này. B. Tất cả các đáp án. C. Tích cực đóng góp, tham gia ý kiến với doanh nghiệp nhằm bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích của người lao động. D. Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Câu hỏi số 16: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, việc tổ chức đối thoại, lấy ý kiến công dân là đối tượng thi hành trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của đối tượng thi hành được quy định như thế nào? A. Trường hợp quyết định hành chính áp dụng đối với nhiều đối tượng hoặc khi xét thấy cần thiết, thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thể tổ chức cuộc họp đối thoại, lấy ý kiến trực tiếp của các công dân là đối tượng thi hành quyết định. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện Ban Thanh tra nhân dân cấp xã và các công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính. B. Ý kiến của công dân là đối tượng thi hành, ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải được tổng hợp đầy đủ; nội dung giải trình, tiếp thu ý kiến của đối tượng thi hành được gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và được lưu cùng hồ sơ trình ký ban hành quyết định hành chính. Người có thẩm quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm về việc ban hành quyết định hành chính của mình. C. Tất cả các đáp án. D. Trước khi ban hành quyết định hành chính có nội dung xác lập nghĩa vụ hoặc làm chấm dứt, hạn chế quyền, lợi ích của công dân là đối tượng thi hành, trừ quyết định hành chính có nội dung thuộc bí mật nhà nước và quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông tin và tạo điều kiện để công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính được biết và trình bày ý kiến nếu người đó có yêu cầu. Công dân là đối tượng thi hành quyết định hành chính có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người đại diện trình bày ý kiến. Câu hỏi số 17: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào? A. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 B. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 C. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 D. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 11 năm 2022 Câu hỏi số 18: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng? A. Tiếp thu ý kiến, kiến nghị kiểm tra, giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và thông báo kết quả thực hiện đến Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. B. Tất cả các đáp án. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật. D. Cung cấp đầy đủ, trung thực, kịp thời tài liệu liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình, dự án theo yêu cầu của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Câu hỏi số 19: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn ở doanh nghiệp nhà nước trong việc bảo đảm để người lao động thực hiện kiểm tra, giám sát? A. Giới thiệu nhân sự để hội nghị người lao động bầu làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân; công nhận kết quả bầu thành viên Ban Thanh tra nhân dân; đề nghị cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân. Hướng dẫn Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung công tác; xem xét báo cáo hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; tham gia hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân khi xét thấy cần thiết. B. Tất cả đáp án. C. Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân gửi đến người đại diện có thẩm quyền, ban lãnh đạo, điều hành của doanh nghiệp hoặc cấp có thẩm quyền. D. Vận động người lao động phối hợp và tích cực hỗ trợ hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân; Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho Ban Thanh tra nhân dân. Câu hỏi số 20: Theo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về việc bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố được thông qua khi nào? A. Khi có từ một phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành. B. Khi có trên 50% tổng số đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành. C. Khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành. D. Khi có từ 75% tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong thôn, tổ dân phố tán thành. |
- Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
- Nghị định 59/2023/NĐ-CP, ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
- Nghị định 61/2023/NĐ-CP, ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
- Thông tri 40/TTr-MTTW-BTT ngày 26/3/2024 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện các quy định về tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức vi phạm quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 và quy định khác của pháp luật có liên quan đến thực hiện dân chủ ở cơ sở thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
- Việc xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thực hiện theo quy định của Chính phủ.
(Điều 10 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022)