Tổng cục Hải quan hướng dẫn công tác ghi trên nhãn hàng hóa xuất khẩu

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
14/11/2024 13:45 PM

Bài viết sau có nội dung về công tác ghi trên nhãn hàng hóa xuất khẩu được Tổng cục Hải quan hướng dẫn trong Công văn 5302/TCHQ-GSQL năm 2024.

​​​​​Tổng cục Hải quan hướng dẫn công tác ghi trên nhãn hàng hóa xuất khẩu

Tổng cục Hải quan hướng dẫn công tác ghi trên nhãn hàng hóa xuất khẩu (Hình từ Internet)

Ngày 30/10/2024, Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 5302/TCHQ-GSQL ghi nhãn hàng hóa xuất khẩu.

Tổng cục Hải quan hướng dẫn công tác ghi trên nhãn hàng hóa xuất khẩu

Theo đó, sau khi Tổng cục Hải quan nhận được Công văn 95/CV-VASEP năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đề nghị được thực hiện ghi trên nhãn hàng hóa xuất khẩu là “Sản xuất tại Việt Nam” hoặc “Sản phẩm của Việt Nam” theo quy định tại tiết a điểm 3 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP), cụ thể: 

“Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu”.

Trên cơ sở ý kiến trả lời của Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn trong Công văn 5302/TCHQ-GSQL năm 2024 như sau:

(1) Quy tắc xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương 2017 về xuất xứ hàng hóa, Thông tư 05/2018/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa, được sửa đổi, bổ sung , bởi Thông tư 44/2023/TT0BTC và các Thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia.

(2) Về ghi xuất xứ hàng hóa:

Căn cứ Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định:

“3. Nhãn của hàng hóa xuất khẩu thực hiện ghi nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.

a) Trường hợp thể hiện xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa xuất khẩu, nội dung ghi xuất xứ hàng hóa tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này”.

Căn cứ Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định về xuất xứ hàng hóa:

“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ hàng hóa của mình bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia;

2. Xuất xứ hàng hóa ghi trên nhãn thể hiện bằng một trong các cụm từ sau: “sản xuất tại”; “chế tạo tại”; “nước sản xuất”, “xuất xứ”; “sản xuất bởi”; “sản phẩm của” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc ghi theo quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa”;

3. Trường hợp hàng hóa không xác định được xuất xứ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa. Thể hiện bằng một trong các cụm hoặc kết hợp các cụm từ thể hiện công đoạn hoàn thiện hàng hóa như sau: “lắp ráp tại”; “đóng chai tại”; “phối trộn tại”; “hoàn tất tại”; “đóng gói tại”; “dán nhãn tại” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa;

4. Tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa không được viết tắt”.

Theo đó, trường hợp không xác định được xuất xứ hàng hóa theo quy định thì ghi xuất xứ hàng hóa trên nhãn theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (sửa đổi khoản 7 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP).

Tổng cục Hải quan trả lời để Hiệp hội thông báo đến các Doanh nghiệp liên quan biết và thực hiện.

Xem thêm Công văn 5302/TCHQ-GSQL ban hành ngày 30/10/2024.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 268

Bài viết về

lĩnh vực Xuất nhập khẩu

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]