Chính sách mới >> Tài chính 07/11/2023 14:30 PM

Chương trình cho vay thủy sản theo Nghị định 67

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
07/11/2023 14:30 PM

Chương trình cho vay thủy sản theo Nghị định 67 hiện nay được hướng dẫn bởi những văn bản nào?

Chương trình cho vay thủy sản theo Nghị định 67

Chương trình cho vay thủy sản theo Nghị định 67 (Hình từ internet)

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Chương trình cho vay thủy sản theo Nghị định 67

Chương trình cho vay thủy sản là chính sách cho vay được ban hành tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP, dưới đây là tổng hợp văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thực hiện Chương trình cho vay thủy sản.

- Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản

- Nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản

- Nghị định 172/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản

- Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản

- Thông tư 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

- Quyết định 3602/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 hướng dẫn về số lượng tàu cá đóng mới thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

- Thông tư 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 115/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 117/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 13/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản và Thông tư 117/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 67/2014/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

- Thông tư 12/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

- Thông tư 12/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 22/2014/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

- Thông tư 123/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản, Thông tư 13/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 114/2014/TT-BTC hướng dẫn cấp bù lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản và Thông tư 117/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 67/2014/NĐ-CP về chính sách phát triển thủy sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Các công văn hướng dẫn Chương trình cho vay thủy sản theo Nghị định 67 của Ngân hàng Nhà nước

Công văn 9353/NHNN-TD ngày 16/12/2014 v/v báo cáo tình hình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Công văn 9275/NHNN-TD ngày 12/12/2014 v/v triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Công văn 9005/NHNN-TD ngày 5/12/2014 v/v báo cáo tình hình triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Công văn 6991/NHNN-TD ngày 24/9/2014 v/v triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Công văn 1085/NHNN-TD ngày 26/02/2015 triển khai Nghị định 67/2014/NĐ-CP

Chính sách tín dụng cho vay thủy sản theo Nghị định 67

1. Chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu, bao gồm:

1.1. Chủ tàu đặt hàng đóng mới tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên; nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ; chủ tàu được thực hiện một hoặc nhiều nội dung: Thay máy tàu; gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa;

1.2. Điều kiện vay: Các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất cụ thể, được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt;

1.3. Hạn mức vay, lãi suất vay và mức bù chênh lệch lãi suất cụ thể như sau:

- Đối với đóng mới tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; máy móc thiết bị bảo quản hải sản; bảo quản hàng hóa; bốc xếp hàng hóa:

+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.

+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới, với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

- Đối với đóng mới tàu khai thác hải sản xa bờ, bao gồm cả máy móc, trang thiết bị hàng hải; thiết bị phục vụ khai thác; ngư lưới cụ; trang thiết bị bảo quản hải sản:

+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 400CV đến dưới 800CV: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng tối đa 90% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 2%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 5%/năm.

+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính từ 800CV trở lên: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.

+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

+ Trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ đồng thời gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới cho tàu: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

- Đối với nâng cấp tàu vỏ gỗ, vỏ vật liệu mới có tổng công suất máy chính dưới 400CV thành tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên và nâng cấp công suất máy đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp tàu với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

- Đối với trường hợp gia cố bọc vỏ thép; bọc vỏ vật liệu mới; mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.

- Tàu cá đóng mới phải sử dụng máy thủy mới; trường hợp nâng cấp máy tàu có thể sử dụng máy thủy mới hoặc máy thủy đã qua sử dụng theo quy định.

1.4. Thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất: 11 năm đối với trường hợp đóng mới tàu vỏ gỗ hoặc nâng cấp tàu; 16 năm đối với đóng mới tàu vỏ thép hoặc vỏ vật liệu mới. Năm đầu tiên kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên, chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả nợ gốc, ngân sách nhà nước cấp bù số lãi vay của chủ tàu được miễn năm đầu cho các ngân hàng thương mại. Quy định này được áp dụng cả với những Hợp đồng vay vốn ngân hàng thương mại đóng mới tàu cá vỏ thép, vỏ vật liệu mới theo quy định tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP đã ký kết trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

1.5. Tài sản thế chấp: Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay.

1.6. Ổn định mức lãi suất chủ tàu phải trả hàng năm theo quy định của Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Mức lãi suất 7%/năm quy định tại Điều này thực hiện trong năm đầu tính từ ngày đối tượng ký kết vốn vay với ngân hàng thương mại. Khi mặt bằng lãi suất cho vay giảm, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ tình hình thực tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh giảm tương ứng. Trường hợp mặt bằng lãi suất cho vay tăng, xử lý theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 9 của Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

2. Cơ chế xử lý rủi ro:

Các khoản cho vay đóng mới, nâng cấp tàu quy định tại Khoản 1 Điều này bị rủi ro xảy ra do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, thì tùy theo mức độ bị thiệt hại được xử lý theo nguyên tắc sau:

2.1. Đối với chủ tàu

- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, chủ tàu được ngân hàng thương mại cơ cấu lại thời hạn trả nợ khoản vay trong thời gian sửa chữa tàu. Công ty bảo hiểm thanh toán toàn bộ chi phí sửa tàu.

- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể sử dụng khai thác, việc xử lý rủi ro do ngân hàng thương mại cho vay thực hiện theo quy định tại Điểm 2.2.

2.2. Đối với ngân hàng thương mại cho vay.

- Trường hợp thiệt hại nhưng tàu vẫn có thể sửa chữa để hoạt động, ngân hàng thương mại thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trong thời gian sửa chữa tàu.

- Trường hợp thiệt hại khiến tàu không thể tiếp tục sử dụng khai thác, ngân hàng thương mại xử lý nợ theo thứ tự như sau:

+ Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

+ Sử dụng khoản dự phòng được trích lập đối với dư nợ cho vay chính con tàu trong chi phí để bù đắp theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp đã xử lý như trên nhưng vẫn chưa thu hồi đủ nợ gốc, ngân hàng thương mại báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý từng trường hợp cụ thể.

3. Chính sách cho vay vốn lưu động

3.1. Đối tượng được vay vốn: Các chủ tàu khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản.

3.2. Điều kiện vay: Là các đối tượng đang hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể.

3.3. Hạn mức vay:

- Tối đa 70% giá trị cung cấp dịch vụ hậu cần đối với tàu dịch vụ hậu cần khai thác hải sản.

- Tối đa 70% chi phí cho một chuyến đi biển đối với tàu khai thác hải sản.

3.4. Lãi suất cho vay là 7%/năm trong năm đầu tính từ ngày đối tượng ký kết vốn vay với ngân hàng thương mại và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam căn cứ tình hình thực tế báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh đảm bảo lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cho vay thấp nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,019

Bài viết về

lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]