Nguyên tắc hạch toán ngân sách nhà nước theo Thông tư 324 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
- Về nguyên tắc sử dụng mã Chương khi thực hiện sáp nhập các cơ quan, tổ chức trực thuộc các cấp chính quyền: Trong quá trình thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước, trường hợp cơ quan, tổ chức trực thuộc một cấp chính quyền sáp nhập, hợp nhất, trong khi chưa có mã Chương mới cho cơ quan hợp nhất, thì sử dụng mã Chương của đơn vị có tỷ trọng chi thường xuyên lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên của các đơn vị được hợp nhất, sáp nhập hoặc sử dụng mã chương của của đơn vị có tên ở vị trí đầu tiên của tên đơn vị được hợp nhất, hoặc vẫn sử dụng mã Chương riêng (theo yêu cầu quản lý).
Ví dụ:
+ Đơn vị hợp nhất “Văn phòng Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân” thì tạm thời sử dụng mã Chương 709- Huyện ủy.
+ Các đơn vị Trung tâm văn hóa huyện; Đội điện ảnh huyện; Đài phát thanh huyện khi hợp nhất lấy tên là “Trung tâm truyền thông văn hóa” thì tạm thời sử dụng mã Chương 640 “Đài phát thanh” (do số chi thường xuyên của Đài phát thanh huyện có tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên của 3 đơn vị)”.
- Các trường hợp ủy quyền
+Trường hợp cơ quan, đơn vị được cơ quan thu ủy quyền thu, hạch toán theo Chương của cơ quan ủy quyền thu. Riêng các khoản thu do cơ quan thuế, cơ quan hải quan ủy quyền thu hạch toán vào chương người nộp.
+ Trường hợp cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí ủy quyền của cơ quan khác, hạch toán theo Chương của cơ quan ủy quyền chi.
Danh mục mã chương |
(Khoản 3 Điều 2 Thông tư 324/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 93/2019/TT-BTC)
Danh mục mã Loại, Khoản |
Hạch toán phân bổ dự toán ngân sách nhà nước theo Loại, Khoản phù hợp với nội dung dự toán được giao. Trường hợp một dự án có nhiều công năng, căn cứ công năng chính của dự án để xác định Loại, Khoản phù hợp.
Khi hạch toán chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Khoản theo đúng nội dung phân loại, căn cứ mã số Khoản để xác định khoản chi ngân sách thuộc Loại tương ứng. Cụ thể như sau:
* Loại Quốc phòng (ký hiệu 010)
Để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động về quốc phòng của đơn vị chuyên trách Trung ương và địa phương theo phân cấp; không gồm chi công tác dân quân tự vệ của các cơ quan, đơn vị ngoài lực lượng chuyên trách của Trung ương và địa phương được phản ánh trong từng lĩnh vực hoạt động tương ứng của từng cơ quan, đơn vị.
* Loại An ninh và trật tự an toàn xã hội (ký hiệu 040)
Để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động về an ninh và trật tự an toàn xã hội của đơn vị chuyên trách trung ương và địa phương theo phân cấp; không gồm chi công tác an ninh và trật tự an toàn xã hội tại các cơ quan, đơn vị ngoài lực lượng chuyên trách Trung ương và địa phương được phản ánh trong từng lĩnh vực hoạt động tương ứng của từng cơ cơ quan, đơn vị.
* Loại Giáo dục - đào tạo và dạy nghề (ký hiệu 070)
Để phản ánh, hạch toán các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động giáo dục - đào tạo và dạy nghề, như sau:
- Giáo dục - đào tạo:
+ Chi các hoạt động giáo dục - đào tạo bao gồm các hoạt động giáo dục mầm non; giáo dục tiểu học; giáo dục trung học cơ sở; giáo dục trung học phổ thông; giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trong các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; giáo dục đại học, sau đại học, phát hiện và đào tạo bồi dưỡng nhân tài để bổ sung nguồn nhân lực khoa học và công nghệ; đào tạo khác trong nước; đào tạo ngoài nước; đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho cán bộ, công chức, viên chức (gồm cả đào tạo nước ngoài); các nhiệm vụ phục vụ cho giáo dục, đào tạo khác.
+ Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục - đào tạo bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để xây dựng, cải tạo trường học, cải tạo cơ sở đào tạo, nhà làm việc, trang thiết bị học tập; chi hoạt động của các cơ sở giáo dục theo chế độ quy định.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển giáo dục, đào tạo.
- Giáo dục nghề nghiệp:
+ Chi các hoạt động giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.
+ Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để xây dựng, cải tạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trang thiết bị học nghề; chi hoạt động của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo chế độ quy định.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Tổng cục Dạy nghề; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển dạy nghề.
* Loại Khoa học và công nghệ (ký hiệu 100)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và công nghệ khác. Bao gồm cả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ.
- Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, chuyển giao ứng dụng về khoa học tự nhiên và kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và công nghệ khác. Bao gồm cả các khoản chi để phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về khoa học và công nghệ cho đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ theo Luật Khoa học và công nghệ.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ; chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo trình độ đại học, sau đại học bao gồm cả phát hiện và đào tạo bồi dưỡng nhân tài để bổ sung nguồn nhân lực khoa học và công nghệ theo Luật Giáo dục đại học; chi ngân sách cho các hoạt động giáo dục nghề nghiệp (trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng) theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.
* Loại Y tế, dân số và gia đình (ký hiệu 130)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng do ngân sách nhà nước mua hoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế và chi vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế khác, dân số và gia đình.
- Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động y tế, dân số và gia đình bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để phục vụ cho hoạt động y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế khác, dân số và gia đình.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Y tế, Sở Y tế, Phòng Y tế; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học ứng dụng và phát triển thực nghiệm về y tế và sức khỏe con người; chi xử lý môi trường.
* Loại Văn hóa thông tin (ký hiệu 160)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, truyền thông, báo chí.
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động văn hóa thông tin để phục vụ cho các hoạt động thuộc văn hóa và thông tin.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa; chi ngân sách cho các hoạt động hoa tiêu lĩnh vực đường thủy, đường không, hệ thống phát thanh, truyền hình, thông tấn; khoa học và công nghệ, đào tạo.
* Loại Phát thanh, truyền hình, thông tấn (ký hiệu 190)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động phát thanh, truyền hình, thông tấn.
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động phát thanh, truyền hình, thông tấn.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo; Chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ.
* Loại Thể dục thể thao (ký hiệu 220)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ thể dục thể thao và phát triển các chính sách về các vấn đề thể dục thể thao; điều hành hoạt động hoặc hỗ trợ các hoạt động thể thao.
- Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động thể dục thể thao bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để xây dựng, cải tạo sân vận động, trung tâm thể thao, nhà thi đấu, mua sắm trang thiết bị huấn luyện, chi phí đào tạo vận động viên thành tích cao, chi phí hỗ trợ vận động viên, các chính sách chế độ liên quan thể dục thể thao.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Văn hóa; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu khoa học phát triển thể thao.
* Loại Bảo vệ môi trường (ký hiệu 250)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động điều tra, quan trắc và phân tích môi trường; xử lý chất thải rắn, lỏng, khí; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường khác.
- Chi ngân sách nhà nước cho hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm các khoản chi đầu tư và chi thường xuyên để điều tra, quan trắc và phân tích môi trường; xử lý chất thải rắn, lỏng, khí; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường khác.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường; chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo; chi hoạt động nghiên cứu khoa học.
* Loại Các hoạt động kinh tế (ký hiệu 280)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động nhằm phục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, công thương, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch, hoạt động dự trữ quốc gia, tài nguyên và các hoạt động kinh tế khác.
- Các khoản chi ngân sách nhà nước cho hoạt động kinh tế bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên để phục vụ, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành kinh tế như nông nghiệp, công thương, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, du lịch, hoạt động dự trữ quốc gia, tài nguyên, các hoạt động kinh tế khác.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại các cơ quan quản lý trung ương và địa phương; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
* Loại Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể (ký hiệu 340)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và đoàn thể khác theo quy định; các hoạt động quản lý nhà nước khác.
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể để phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội; chi hỗ trợ hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp và đoàn thể khác theo quy định; chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động quản lý nhà nước khác.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho các hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học; chi hoạt động kinh tế.
* Loại Bảo đảm xã hội (ký hiệu 370)
- Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động nhằm bảo đảm xã hội và thực hiện các chính sách về bảo đảm xã hội bao gồm: chính sách và hoạt động người có công với cách mạng; hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em; lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả; chính sách và hoạt động đối với các đối tượng bảo trợ xã hội khác và các đối tượng khác.
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên cho các hoạt động bảo đảm xã hội để phục vụ các hoạt động bảo đảm xã hội và thực hiện các chính sách về bảo đảm xã hội: Chính sách và hoạt động người có công với cách mạng; hoạt động bảo vệ và chăm sóc trẻ em; lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội cho đối tượng do ngân sách nhà nước chi trả; chính sách và hoạt động đối với các đối tượng bảo trợ xã hội khác và các đối tượng khác.
Không bao gồm: Chi ngân sách cho hoạt động quản lý nhà nước tại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; chi ngân sách cho hoạt động đào tạo; chi ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực bảo đảm xã hội.
* Loại Tài chính và khác (ký hiệu 400)
Để phản ánh, hạch toán chi các hoạt động tài chính và khác như trả nợ lãi, phí và chi khác tiền vay, viện trợ, chi dự trữ quốc gia, đầu tư, cho vay của Nhà nước, bổ sung quỹ dự trữ tài chính, hỗ trợ các đơn vị cấp trên đóng trên địa bàn và các khoản chi khác ngân sách nhà nước.
* Loại Chuyển giao, chuyển nguồn (ký hiệu 430)
Để phản ánh, hạch toán chi các khoản chuyển giao các cấp và chuyển sang năm sau như bổ sung cân đối cho ngân sách cấp dưới, bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới, nộp ngân sách cấp trên, chuyển nguồn sang năm sau, hỗ trợ địa phương khác theo quy định, dự phòng ngân sách và nhiệm vụ chi khác của ngân sách.
(Khoản 3 Điều 3 Thông tư 324/2016/TT-BTC)
Khi hạch toán thu, chi ngân sách nhà nước, chỉ hạch toán mã số Tiểu mục theo đúng nội dung kinh tế các khoản thu, chi ngân sách. Căn cứ mã số Tiểu mục để xác định khoản thu, chi ngân sách thuộc Mục tương ứng.
Danh mục mã Mục, Tiểu mục |
(Khoản 3 Điều 4 Thông tư 324/2016/TT-BTC
Danh mục mã chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia |
- Khi hạch toán các khoản chi ngân sách nhà nước cho chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia chỉ hạch toán theo mã số các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án; căn cứ mã số của các tiểu chương trình, nhiệm vụ, dự án, tổng hợp thông tin về số chi ngân sách nhà nước cho cả chương trình, mục tiêu tương ứng.
Đối với các khoản chi ngân sách nhà nước không thuộc chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia thì không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia.
- Trường hợp địa phương bố trí nguồn ngân sách địa phương để thực hiện chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định thì phải hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu và dự án quốc gia do Trung ương quyết định (không hạch toán theo mã số chương trình, mục tiêu do địa phương quyết định ban hành).
(Khoản 3 Điều 5 Thông tư 324/2016/TT-BTC)
Đối với mã nguồn trong nước, hạch toán chi thường xuyên theo mã số tính chất nguồn kinh phí; chi đầu từ theo mã số nguồn vốn đầu tư. Bộ Tài chính bổ sung danh mục và hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp hạch toán chi tiết đến từng nguồn vốn đầu tư, thường xuyên trong chế độ kế toán ngân sách nhà nước.
(Khoản 3 Điều 6 Thông tư 324/2016/TT-BTC)
- Đối với thu ngân sách nhà nước
Đơn vị nộp khoản thu vào ngân sách nhà nước không ghi mã số cấp ngân sách. Căn cứ vào chế độ phân cấp nguồn thu ngân sách nhà nước của cấp có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước hạch toán số thu theo từng cấp ngân sách vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.
- Đối với chi ngân sách nhà nước
Các cơ quan, đơn vị giao dự toán, khi phát hành chứng từ chi ngân sách nhà nước (giấy rút dự toán hoặc lệnh chi tiền, chứng từ chi ngân sách nhà nước khác), phải ghi rõ khoản chi thuộc ngân sách cấp nào. Trên cơ sở đó, Kho bạc nhà nước hạch toán mã số chi theo cấp ngân sách tương ứng vào hệ thống kế toán ngân sách nhà nước.
(Khoản 3 Điều 7 Thông tư 324/2016/TT-BTC)