Chính sách mới >> Tài chính 23/02/2024 17:21 PM

Xếp hạng 12 nhà tạo lập thị trường công cụ nợ Chính phủ hiện nay

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
23/02/2024 17:21 PM

Cho tôi hỏi nhà tạo lập thị trường là gì? Nhà tạo lập thị trường công cụ nợ Chính phủ lớn nhất Việt Nam hiện nay là ai? – Thu Hoài (Sóc Trăng)

12 Nhà tạo lập thị trường công cụ nợ Chính phủ lớn nhất Việt Nam hiện nay

12 Nhà tạo lập thị trường công cụ nợ Chính phủ lớn nhất Việt Nam hiện nay (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Xếp hạng 12 nhà tạo lập thị trường công cụ nợ Chính phủ hiện nay

Theo Công văn 14536/BTC-TCNH của Bộ Tài chính ngày 29/12/2023 công bố xếp hạng nhà tạo lập thị trường công cụ nợ của Chính phủ năm 2023 như sau:

Xếp hạng

Tên nhà tạo lập

1

Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV

2

Công ty TNHH Chứng khoán Vietcombank

3

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

4

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam

5

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

6

CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội

7

Ngân hàng TMCP Quân Đội

8

Ngân hàng TMCP Tiên Phong

9

Ngân hàng TMCP Á Châu

10

Công ty Cổ phần Chứng khoán TP.HCM

11

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

12

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Công cụ nợ là gì? Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 110/2018/TT-BTC thì công cụ nợ bao gồm:

- Công cụ nợ của Chính phủ;

- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành;

- Trái phiếu chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành.

Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ được quy định theo Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:

- Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:

+  Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

+ Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;

+ Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.

Quyền lợi, nghĩa vụ của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ

Căn cứ Điều 7 Nghị định 95/2018/NĐ-CP chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ có các quyền lợi và nghĩa vụ sau:

- Quyền lợi của chủ sở hữu công cụ nợ của Chính phủ:

+ Được đảm bảo thanh toán đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi công cụ nợ khi đến hạn thanh toán.

+ Được sử dụng công cụ nợ để chuyển nhượng, cho, tặng, thừa kế, chiết khấu, cầm cố hoặc thực hiện các giao dịch khác theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ nộp thuế của chủ sở hữu công cụ nợ đối với các khoản thu nhập phát sinh từ công cụ nợ của Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật thuế.

Thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ

Việc thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ được quy định theo Điều 8 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:

Chính phủ bảo đảm nguồn thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ khi đến hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015Luật Quản lý nợ công 2017.

Bộ Tài chính tổ chức thanh toán gốc, lãi công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước cho chủ sở hữu khi đến hạn.

Bộ Tài chính chuyển tiền vào tài khoản của đại lý thanh toán để thanh toán gốc, lãi trái phiếu quốc tế cho chủ sở hữu khi đến hạn.

Nhà tạo lập thị trường trong giao dịch công cụ nợ của Chính phủ

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì nhà tạo lập thị trường được hiểu là tổ chức được Bộ Tài chính lựa chọn để thực hiện quyền, nghĩa vụ trong việc phát hành, giao dịch công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường trong nước theo quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP.

Điều kiện để trở thành nhà tạo lập thị trường được quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:

- Là ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;

- Có vốn chủ sở hữu thực có trên báo cáo tài chính được kiểm toán của ba năm liền kề trước năm đăng ký làm nhà tạo lập thị trường không thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật liên quan;

- Có thời gian hoạt động tối thiểu là 03 năm. Trường hợp tổ chức nhận sáp nhập hoặc hình thành sau chia, tách, hợp nhất thì thời gian hoạt động được tính cả thời gian trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất;

- Tham gia mua công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường sơ cấp và giao dịch trên thị trường thứ cấp với khối lượng tối thiểu do Bộ Tài chính quy định trong từng thời kỳ.

Xếp hạng nhà tạo lập thị trường

Theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định 95/2018/NĐ-CP việc xếp hạng nhà tạo lập thị trường được quy định như sau:

- Hàng năm, căn cứ kết quả tham gia trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp và tỷ trọng đánh giá của từng tiêu chí trong từng thời kỳ, Bộ Tài chính xếp hạng và công bố kết quả xếp hạng nhà tạo lập thị trường.

- Căn cứ vào tình hình phát triển của thị trường, Bộ Tài chính sử dụng kết quả đánh giá xếp hạng để duy trì tư cách nhà tạo lập thị trường.

Như vậy, hàng năm Bộ Tài Chính sẽ căn cứ kết quả tham gia trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp và tỷ trọng đánh giá của từng tiêu chí để xếp hạng nhà tạo lập.

Đoàn Đức Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,236

Bài viết về

lĩnh vực Tài chính nhà nước

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]