Chính sách mới >> Tài chính 01/05/2024 21:18 PM

Triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
01/05/2024 21:18 PM

Có phải trong thời gian tới sẽ triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu? - Kim Ngân (TPHCM)

Triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

Triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu (Hình từ internet)

Triển khai cơ cấu lại hệ thống các t chc tín dng gắn với xử lý nợ xấu

Nội dung được đề cập tại Chỉ thị 01/CT-NHNN tổ chức thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngân hàng trong năm 2024 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

Theo đó, triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu như sau:

- Triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp theo phân công tại Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm Quyết định 1382/QĐ-NHNN ngày 12/8/2022 của thống đốc NHNN.

- Chỉ đạo các TCTD triển khai quyết liệt, hiệu quả phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được phê duyệt. Tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các TCTD yếu kém; triển khai cơ cấu lại các ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền. Phối hợp với cơ quan chủ sở hữu các TCTD phi ngân hàng yếu kém trong việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt phương án cơ cấu lại các TCTD này.

- Chỉ đạo các TCTD: (i) triển khai các giải pháp tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; (ii) nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban kiểm soát, công tác kiểm toán nội bộ nhằm phát hiện, khuyến nghị, xử lý kịp thời các tồn tại, rủi ro, vi phạm quy định về sở hữu cổ phần, sở hữu có tính chất thao túng, chi phối hoạt động của TCTD; (iii) chủ động rà soát hoạt động cung cấp các dịch vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp và hoạt động đại lý bảo hiểm; khẩn trương xử lý các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của khách hàng/nhà đầu tư; phát hiện, xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng/nhà đầu tư; (iv) đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tăng trưởng tín dụng đi kèm với tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng; phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định pháp luật, đặc biệt là đối với các khoản nợ được cơ cấu lại.

- Tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm khuyến khích các TCTD phát triển mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch tại các địa phương ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có điều kiện áp dụng ngân hàng số và các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

- Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) tiếp tục thực hiện hiệu quả hoạt động mua, bán, xử lý nợ xấu theo cơ chế thị trường nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu; đẩy mạnh hoạt động của Sàn giao dịch nợ; phối hợp tích cực với các TCTD trong việc tăng cường xử lý thu hồi nợ xấu, tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt. Đảm bảo hiệu quả việc sử dụng vốn nhà nước, tăng cường kiểm soát, giám sát chất lượng, hiệu quả sử dụng vốn của VAMC.

- Triển khai các giải pháp nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc tham gia xử lý các TCTD yếu kém và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

- Rà soát, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, tổ chức tài chính vi mô...) nhằm kích cầu tín dụng, tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng chính thức, góp phần hạn chế “tín dụng đen”.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,074

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]