Ảnh: Việt Dũng |
PGS.TSKH Hà Minh Hòa, viện trưởng Viện Khoa học đo đạc và bản đồ (Bộ Tài nguyên - môi trường), khẳng định như vậy về bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc do Nhà xuất bản Thượng Hải in năm 1904. PGS.TSKH Hà Minh Hòa nói:
- Tấm bản đồ toàn lãnh thổ Trung Quốc công bố năm 1904, được thực hiện dưới thời nhà Thanh có giá trị rất lớn để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa không phải của Trung Quốc. Điều đó càng cho thấy lịch sử Trung Quốc cho đến đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa gì hết. Trong khi đó, ở nước ta thời nhà Nguyễn đã cai quản thường xuyên và ổn định ở Hoàng Sa và Trường Sa, làm sao nói đó là chủ quyền của Trung Quốc được?
- Rõ ràng về mặt lịch sử là không thể phủ nhận được điều đó. Tấm bản đồ đó đã khẳng định nơi non cùng đất tận của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Nếu ai nghiên cứu kỹ lịch sử sẽ biết ngày xưa người Trung Hoa không ra biển. Thậm chí đời nhà Thanh có luật ra biển bị tử hình.
Ông thám hiểm hàng hải người Trung Quốc là Trịnh Hòa mà họ hay nói cũng chỉ là đi qua và thấy Hoàng Sa đẹp quá rồi mô tả lại chứ Trung Quốc không chiếm hữu, sử dụng liên tục trong giai đoạn dài ở đấy.
Nếu bảo ông Trịnh Hòa đi qua mô tả rồi nói Hoàng Sa là của mình thì bây giờ chúng ta đi qua Thượng Hải, mô tả Thượng Hải rồi bảo đó là của Việt Nam thì sao?
- Đó là bản đồ của nhà Thanh, một triều đại cai trị đất nước Trung Hoa hơn 200 năm và lãnh thổ họ tới đâu họ vẽ tới đấy, nên bây giờ Trung Quốc sẽ không thể cãi được, không thể xóa bỏ chứng cứ lịch sử của cả một triều đại. Hơn nữa, bản đồ này có tính pháp lý rất cao vì nó là bản đồ do một cơ quan của triều đình nhà Thanh ban hành.
Đặc biệt, bản đồ đó còn là bản đồ của một quốc gia công bố ra thế giới. Không chỉ Việt Nam có mà các nước khác cũng có. Những bản đồ đã xuất bản thì không chỉ một quốc gia mà nhiều quốc gia đều lưu lại. Cái đó, đứng về pháp lý thì Trung Quốc hoàn toàn đuối lý. Cùng với bản đồ thì còn nhiều chứng cứ lịch sử khác khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Thế giới ngày nay người ta không công nhận Hoàng Sa, Trường Sa của Trung Quốc là vì thế.
- Hiện nay, bản đồ của Việt Nam thế kỷ 15 là do các nước phương Tây vẽ. Bản đồ của mình do Lê Quý Đôn vẽ mãi đến thế kỷ 18 mới có. Một trong những bản đồ của cuốn sách Phủ biên tạp lục do Lê Quý Đôn biên soạn năm 1776 thế kỷ 18 mô tả tỉ mỉ tình hình địa lý, tài nguyên tại Hoàng Sa và Trường Sa. Ở Trung Quốc, đến đời nhà Thanh mới có bản đồ. Trước đó họ chủ yếu mô tả lịch sử. Ngay cả Trịnh Hòa khi đi thám hiểm cũng chỉ là mô tả những nơi đi qua chứ có vẽ được bản đồ đâu.
Lịch sử Trung Quốc cho đến đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa mà bắt đầu vào những năm 1930, khi một nhóm người Trung Quốc học ở Anh, Mỹ, Pháp đem các bản đồ từ nước ngoài về, tùy tiện đặt tên Trung Quốc cho các đảo ở biển Đông. Còn các chuyên gia Trung Quốc dựa vào đó lục tung đống sách cổ từ chính sử đến dã sử, từ đời Minh - Thanh ngược lên đến đời Đường - Tống, lần theo hành trình thám hiểm tây dương của thái giám tam bảo Trịnh Hòa, rồi từ những ghi chép đó họ vạch ra một vùng biển rất xa Trung Quốc, tới tận một bãi đá ngầm mà quốc tế ghi là James Shoal, chỉ cách lãnh thổ Malaysia có 80km, cách Tam Á Hải Nam của Trung Quốc đến 800km.
Cũng cần nói thêm, vào thời kỳ đó người Trung Quốc chưa có năng lực đo đạc trên biển và cũng chưa hiểu biết bao nhiêu về các vấn đề đại dương, chẳng qua là họ chỉ căn cứ trên sổ sách do Trịnh Hòa để lại. Đó là xuất xứ của “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đang dựa vào để đòi chủ quyền trên biển Đông.
- Nó rất quan trọng, vì như tôi đã nói, một bản đồ xuất bản do cơ quan nhà nước ban hành nên nó có tính chất pháp lý rất cao. Do đó, trong việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông, Trung Quốc không muốn đàm phán đa phương, chỉ muốn đàm phán song phương, nếu có bên thứ ba với những chứng cứ khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà họ đưa ra thì Trung Quốc sẽ đuối lý. Thực tế có rất nhiều nước, nhiều học giả có tư liệu để khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
- Trước hết, chúng ta cần sưu tầm các tư liệu này, kể cả việc mua lại các bản đồ từ các nước khác. Ở trong nước, tôi được biết ở Việt Nam có nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đang sở hữu rất nhiều bản đồ quý giá, Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam đã có chương trình làm việc với ông Đầu để tập hợp tư liệu. Chúng ta tập hợp tất cả lại để công bố cho người dân trong nước, cho quốc tế thấy chứng cứ về việc Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Những tư liệu đó khi cần thiết cũng phải được đưa lên Tòa án quốc tế như những chứng cứ pháp lý để đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
KHIẾT HƯNG thực hiện
Lập bản đồ cho Hoàng Sa, Trường Sa Theo dự án “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính” được Thủ tướng ký quyết định phê duyệt đầu tháng 5 vừa qua, trong số các sản phẩm của dự án sẽ có bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện, tỉnh 1:10.000, 1:25.000 và 1:50.000. Riêng đối với huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa sử dụng bản đồ tỉ lệ 1:250.000 như là sơ đồ thuyết minh. Theo ông Lê Minh Tâm - nguyên phó cục trưởng Cục Đo đạc và bản đồ Việt Nam, trong hệ thống bản đồ Việt Nam đã từng có bản đồ chi tiết cho Hoàng Sa, Trường Sa với các tỉ lệ 1:50.000, 1:25.000. Ông Tâm cho rằng việc lập các bản đồ Hoàng Sa, Trường Sa tỉ lệ 1:250.000 cho phép có một cái nhìn trọn vẹn hơn, tổng quan về hai huyện đảo này. Ông Lê Vĩnh Trương (thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông): Bản đồ là tư liệu phản bác Trung Quốc Có rất nhiều chứng cứ học thuật, trong đó có bản đồ, thể hiện cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam. Trung Quốc đã không có lý trước những tư liệu và bản đồ của chính họ khi cố gắng chứng minh đường chữ U (đường lưỡi bò) là ranh giới lịch sử của họ. Hàng loạt tư liệu bên cạnh bản đồ là những lời phản bác nhẹ nhàng mà đanh thép đối với lý lẽ về chủ quyền của Trung Quốc. Những tấm bản đồ được tìm thấy có ý nghĩa bổ sung rất quan trọng vào trong hệ thống các bản đồ và tư liệu đã và đang tồn tại khắp thế giới. Hầu hết các bản đồ của Trung Quốc trước năm 1947 đều như vậy. Bấy lâu nay chúng ta vẫn kiên trì đi theo đường lối dựa vào luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông. Việc thu thập đầy đủ các bằng chứng lịch sử sẽ rất hữu ích để sẵn sàng cho trận chiến pháp lý. Đây là công việc chung của giới chức, giới nghiên cứu. Chúng ta rất cần nghiên cứu, sử dụng, củng cố bằng chứng một cách có trách nhiệm và có hệ thống. Tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ): Cần nâng giá trị bản đồ
Chúng ta không phủ nhận vai trò, ý nghĩa của bản đồ hay những sử liệu quan trọng được ghi chép. Nhưng trong quá trình bảo vệ chủ quyền biển đảo, chúng ta cũng cần phải tìm ra những chứng cứ pháp lý, sự thống kê chuẩn xác để bác luận điệu của Trung Quốc. Những bản đồ sẽ có giá trị hơn nếu kèm với những quyết định hành chính liên quan đến hoạt động của các quần đảo. Tương tự, những câu chuyện lịch sử cũng cần phải có chứng cứ cụ thể đi kèm. Điển hình, gần đây nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan đã phát hiện những tài liệu cho thấy sự tồn tại của một vị cai đội Hoàng Sa tại Huế tên Nguyễn Hữu Niên. Kèm theo đó là tập phổ hệ, tờ sai của vua, tờ sai của quan khâm sai đô thống chế, điều động công việc của cai đội Nguyễn Hữu Niên. Đây là những hiện vật rất quý, khẳng định sự tồn tại của Hoàng Sa, bổ sung tư liệu, cơ sở pháp lý chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Ngoài ra, còn có nhiều chứng cứ quan trọng về chủ quyền trên biển của chúng ta có thể tìm thấy tại toàn tập Thiên Nam tứ chi lộ đồ thư của Đỗ Bá, Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, thậm chí là Hải ngoại ký sự của hòa thượng người Trung Quốc Thích Đại Sán... NGA LINH ghi |