Bởi vậy, hôm nay, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT sẽ làm rõ về vấn đề này qua bài viết sau.
Thứ nhất, quy định về tốc độ tối đa của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ tại Thông tư 31 hoàn toàn giống với quy định hiện hành tại Thông tư 91/2015/TT-BGTVT, nên không có chuyện từ ngày 15/10/2019 tốc độc tối đa của xe máy là 40km/h.
Thứ hai, Thông tư 31 quy định “đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông tốc độ tối đa không quá 40 km/h”. Như vậy, xe máy không áp dụng quy định này mà áp dụng theo Điều 6 và Điều 7 của Thông tư 31. Cụ thể như sau:
Như vậy, tùy vào trường hợp cụ thể mà tốc độ tối đa của xe máy có thể là 50 km/h, 60 km/h, 70 km/h.
Lưu ý, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT đã giải thích rất rõ thế nào là xe máy, xe gắn máy. Cụ thể như sau:
Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này.
Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3.
Hữu Phạm