Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được tăng lương

13/09/2019 14:34 PM

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động sẽ được xét nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn (tăng lương).

File Excel Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức trong các cơ quan nhà nước từ ngày 01/7/2019

tăng lương

Ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo đó, đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức, trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

Bạn đang xem bài viết Điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ được tăng lương, xem thêm bài viết quan trọng khác tại Nếu biết Luật, kẻ sàm sỡ sẽ tán gia bại sản chứ không chỉ bị phạt 200 nghìn.

Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh

- Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên: Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương; đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương; đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

- Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm: Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên

Khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

- Đối với cán bộ, công chức: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

- Đối với viên chức và người lao động: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Về chế độ nâng lương trước thời hạn sẽ áp dụng với trường hợp do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu theo Điều 3 của Thông tư 08.

Hữu Phạm

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 45,103

Bài viết về

Bộ luật Lao động 2019

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]