File Word các lỗi xe máy mắc phải sẽ bị tước giấy phép lái xe |
Ảnh minh họa (Nguồn Internet)
Mới đây, tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019, Quốc hội đã quyết định sửa đổi quy định nêu trên bằng quy định mới, đó là nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020). Điều này có nghĩa từ ngày 01/01/2020, người nào chỉ cần uống rượu, bia (dù uống ít) thì không được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp, xe súc vật kéo và các phương tiện khác tham gia giao thông.
Về nguyên tắc, nếu ai vi phạm quy định cấm nêu trên sẽ gánh lấy chế tài. Tuy nhiên, đến nay (ngày 30/12/2019) vẫn chưa có một quy định nào đề cập đến chế tài đối với những ai vi phạm quy định cấm nêu trên được ban hành.
Để quy định mới nêu trên tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019 đi vào cuộc sống thì Chính phủ phải ban hành Nghị định mới về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tại Nghị định mới này, phải có quy định rõ chế tài cụ thể với trường hợp vi phạm điều cấm về nồng độ cồn khi tham gia giao thông tại Luật phòng chống tác hại của rượu, bia 2019.
Như vậy, chừng nào chưa có Nghị định quy định về mức phạt cụ thể với người tham gia giao thông vi phạm quy định mới về nồng độ cồn thì chưa thể xử phạt người vi phạm.
Hữu Phạm