Nhận thẻ CCCD gắn chíp qua bưu điện đóng phí bao nhiêu?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
23/04/2021 14:50 PM

CCCD gắn chip là loại giấy tờ tùy thân quan trọng nên thuộc đối tượng áp dụng của dịch vụ bưu chính công ích, thay vì dùng dịch vụ bưu chính thông thường. Vậy mức phí phải đóng khi nhận qua đường bưu điện là bao nhiêu?

Theo biểu giá được ban hành kèm theo Thông tư 22/2017/TT-BTTTT, cước phí tối đa nhận dịch vụ chuyển trả CCCD gắn chip (khối lượng đến 100g) là:

- 26.000 đồng/thẻ nếu chuyển trong phạm vi quận/huyện/thị xã/thành phố;

- 30.000 đồng/thẻ nếu chuyển ngoài quận/huyện/thị xã/thành phố nhưng trong cùng tỉnh;

- Cao nhất 31.500 đồng/thẻ nếu chuyển liên tỉnh.

Do đó, số tiền chính xác mà người đi làm Căn cước công dân gắn chip trước ngày 01/7/2021 (Sau ngày 01/7/2021 thì mức phí làm căn cước công dân sẽ trở về như cũ) cụ thể như sau:                                                                            

Trường hợp

Phí làm Căn cước

Phí bưu điện

Tổng số tiền

Chuyển từ CMND 9 số, CMND 12 số sang cấp thẻ Căn cước

15.000 đồng

- 26.000 đồng

- 30.000 đồng

- 31.500 đồng

- 41.000 đồng

- 45.000 đồng

- 46.500 đồng

Đổi thẻ Căn cước khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân có yêu cầu

25.000 đồng

- 26.000 đồng

- 30.000 đồng

- 31.500 đồng

  

   - 51.000 đồng

- 55.000 đồng

- 56.500 đồng

Cấp lại thẻ Căn cước khi bị mất thẻ Căn cước, được trở lại quốc tịch Việt Nam

35.000 đồng

- 26.000 đồng

- 30.000 đồng

- 31.500 đồng

- 61.000 đồng

- 65.000 đồng

- 66.500 đồng

Như vậy, tổng mức phí cao nhất mà một người đi làm CCCD gắn chíp phải nộp chỉ là 66.500 đồng; nếu cơ quan thực hiện việc thu phí cao hơn mức này là vi phạm.

Theo Điều 4 Thông tư 22 thì chính sách miễn, giảm với nhiều đối tượng như sau:

Điều 4. Chính sách miễn, giảm giá cước dịch vụ nhận gửi hồ sơ, chuyển trả kết quả

1. Đối tượng được miễn giá cước dịch vụ nhận gửi hồ sơ, chuyển trả kết quả gồm:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945;

b) Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

2. Đối tượng được giảm 50% giá cước dịch vụ nhận gửi hồ sơ, chuyển trả kết quả gồm:

a) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;

b) Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh;

c) Bệnh binh;

d) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

đ) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bt tù, đày;

e) Vợ hoặc chồng, con đẻ, mẹ đẻ, bố đẻ của liệt sĩ;

g) Người dân thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

h) Người dân ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện nay, không có quy định bắt buộc công dân làm Căn cước công dân gắn chip phải đăng ký dịch vụ chuyển phát qua bưu điện. Công dân có thể lấy thẻ trực tiếp tại nơi làm thẻ sẽ không mất phí bưu điện.

Trung Tài

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 22,685

Bài viết về

Giải đáp về Căn cước công dân gắn chíp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]