Giải đáp 06 vướng mắc khi đăng ký khai sinh (Ảnh minh họa)
Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, cá nhân sinh ra có quyền được khai sinh. Trong đó, trẻ em sau khi sinh 24 giờ phải được khai sinh. Nếu sống không đến 24 giờ thì không phải khai sinh trừ khi cha mẹ đẻ có yêu cầu.
Tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016 cũng quy định, trẻ em có quyền được khai sinh theo quy định của pháp luật.
Do đó, có thể thấy khai sinh là quyền của trẻ em, trong mọi trường hợp, hoàn cảnh thì trẻ em sinh ra đều có quyền được khai sinh.
Dù cha, mẹ chưa đăng ký kết hôn với nhau nhưng trẻ sinh ra vẫn có quyền được khai sinh.
Căn cứ theo Điều 9, khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì còn phải xuất trình giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp người mẹ chưa đăng ký kết hôn thì phần tên của cha sẽ bị bỏ trống, đồng nghĩa với việc trên giấy khai sinh của con sẽ chỉ ghi tên người mẹ.
Theo Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 12 Thông tư 15/2015/TT-BTP: Nếu người cha muốn ghi tên trên giấy khai sinh bé thì phải làm thủ tục nhận cha con tại UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú của mẹ hoặc cha. Theo đó, UBND cấp xã sẽ kết hợp giải quyết việc đăng ký khai sinh và nhận cha cho con theo Điều 25 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 15 Thông tư 04/2020/TT-BTP.
Tương tự như trên, đối với trường hợp ba mẹ đi tù thì con sinh ra vẫn có quyền được làm giấy khai sinh.
Trong trường hợp này, nếu ba hoặc mẹ không thể trực tiếp đi đăng ký giấy khai sinh cho con thì thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
(Điều 15 Luật Hộ tịch 2014)
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 51 Luật Thi hành án hình sự 2019, trong trường hợp nữ phạm nhân sinh con thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự công an cấp huyện có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh cho con của phạm nhân.
Căn cứ theo Điều 35 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015, trường hợp phụ nữ bị tạm giam, tạm giữ sinh con thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị đăng ký khai sinh và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở giam giữ đóng trụ sở có trách nhiệm đăng ký, cấp giấy khai sinh.
Như vậy, có thể khẳng định, việc cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ đang chấp hành hình phạt tù không ảnh hưởng đến việc đăng ký khai sinh của con.
Theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 11 Luật Cư trú 2020 nêu rõ, nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú, trong đó:
+ Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú
+ Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
Căn cứ theo quy định trên, việc đăng ký khai sinh cho con có thể được thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn nơi ba hoặc mẹ có sổ tạm trú.
Căn cứ theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014, người đăng ký khai sinh phải nộp đầy đủ các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định;
- Giấy chứng sinh.
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập;
Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định này, khi đăng ký khai sinh cho trẻ không bắt buộc phải có giấy chứng sinh. Giấy chứng sinh hoàn toàn có thể được thay thế bằng giấy cam đoan về việc sinh hoặc văn bản của người làm chứng về việc sinh.
Theo khoản 2 Điều 35 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong trường hợp trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam có cha hoặc/và mẹ là công dân Việt Nam.
Xuân Thảo