5 điều cần biết về trưng dung tài sản (Hình ảnh từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.
Theo Điều 23 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, các tài sản thuộc đối tượng trưng dụng bao gồm:
- Nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác.
Theo Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, việc trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;
- Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;
- Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Cụ thể tại Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 quy định về thẩm quyền trưng dụng tài sản như sau:
- Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định trưng dụng tài sản quy định tại Điều 23 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008.
- Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 24 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 không được phân cấp thẩm quyền quyết định trưng dụng tài sản.
Theo Điều 28 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, thời hạn trưng dụng tài sản được quy định như sau:
- Thời hạn trưng dụng tài sản bắt đầu từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành đến:
+ Không quá ba mươi ngày, kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008;
+ Không quá ba mươi ngày, đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008.
- Trường hợp hết thời hạn trưng dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 nhưng mục đích của việc trưng dụng tài sản chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá mười lăm ngày.
- Quyết định gia hạn trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có tài sản trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Cụ thể tại Điều 7 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, việc hủy bỏ quyết định trưng dụng tài sản như sau:
- Quyết định trưng dụng tài sản bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
+ Quyết định trưng dụng tài sản trái với quy định Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008;
+ Khi quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản chưa được thực hiện nhưng điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản quy định tại Điều 5 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 không còn;
+ Khi quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản chưa được thực hiện nhưng vì lý do khách quan mà tài sản không còn tồn tại.
- Khi xảy ra một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008, người có thẩm quyền ra quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản có trách nhiệm hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản; trong trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) không quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản thì Thủ tướng Chính phủ quyết định hủy bỏ.
- Quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản phải được thể hiện bằng văn bản và có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ký ban hành; người có tài sản trưng mua, trưng dụng được nhận quyết định hủy bỏ quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản.
- Trường hợp quyết định trưng mua tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 bị hủy bỏ mà tài sản trưng mua đã được bàn giao, tiếp nhận và người có tài sản trưng mua không nhận lại tài sản thì người có tài sản trưng mua được thanh toán theo quy định tại Điều 19 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008; nếu người có tài sản trưng mua nhận lại tài sản mà việc trưng mua đã gây thiệt hại cho họ thì được bồi thường theo quy định tại Điều 34 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008.
- Trường hợp quyết định trưng dụng tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 bị hủy bỏ mà tài sản trưng dụng đã được bàn giao, tiếp nhận và việc trưng dụng đó đã gây thiệt hại thì người có tài sản trưng dụng được bồi thường theo quy định tại Điều 34 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản 2008.