Nghĩa vụ quân sự 2023: Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo thể lực
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
* Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, tiêu chuẩn sức khỏe được căn cứ vào Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Trong đó:
- Bảng số 1: Tiêu chuẩn phân loại theo thể lực
- Bảng số 2: Tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật
- Bảng số 3: Danh mục các bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
* Cách cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
(Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)
* Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
(Khoản 4 Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe theo thể lực được quy định tại bảng số 1, Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, cụ thể như sau:
LOẠI SỨC KHỎE |
NAM |
NỮ |
|||
Cao đứng (cm) |
Cân nặng (kg) |
Vòng ngực (cm) |
Cao đứng (cm) |
Cân nặng (kg) |
|
1 |
≥ 163 |
≥ 51 |
≥ 81 |
≥ 154 |
≥ 48 |
2 |
160 - 162 |
47 - 50 |
78 - 80 |
152 - 153 |
44 - 47 |
3 |
157 - 159 |
43 - 46 |
75 - 77 |
150 - 151 |
42 - 43 |
4 |
155 - 156 |
41 - 42 |
73 - 74 |
148 - 149 |
40 - 41 |
5 |
153 - 154 |
40 |
71 - 72 |
147 |
38 - 39 |
6 |
≤ 152 |
≤ 39 |
≤ 70 |
≤ 146 |
≤ 37 |
Các trường hợp quá béo hoặc quá gầy sẽ xem xét đến chỉ số BMI.
Chỉ số BMI (Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể đánh giá mối tương quan giữa chiều cao và cân nặng:
Chỉ số BMI được xem xét trong trường hợp đủ tiêu chuẩn về thể lực, nhưng có sự mất cân đối giữa chiều cao và cân nặng: không nhận những trường hợp có chỉ số BMI ≥ 30.
* Yêu cầu khi khám thể lực
Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần):
- Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi.
- Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.
* Cách quy tròn số liệu
Chiều cao, vòng ngực, cân nặng từ 0,5 trở lên ghi là 1 đơn vị; từ 0,49 trở xuống thì không lấy phần lẻ.
Ví dụ:
- Cao:
+ 152,50cm ghi là 153cm
+ 158,49cm ghi là 158cm
- Cân nặng:
+ 46,50kg ghi là 47kg
+ 51,49kg ghi là 51kg
- Vòng ngực:
+ 82,50cm thì ghi là 83cm
+ 79,49cm thì ghi là 79cm
* Đo chiều cao
Người được đo phải đứng ở tư thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đường thẳng nằm ngang song song với mặt đất.
- Thước đo: Nếu đo chiều cao bằng thước ở bàn cân thì phải chú ý kéo phần trên cho hết cỡ, sau đó điều chỉnh để lấy kết quả phần dưới của thước.
- Nếu dùng tường, cột kẻ thước để đo thì tường hoặc cột phải thẳng đứng, nền để đứng không gồ ghề, phải vuông góc với tường hoặc cột làm thước đo.
- Người đứng vào vị trí đo, gót chân, mông, xương bả vai chạm tường. Thước đặt lấy kết quả đo chạm đỉnh đầu phải vuông góc với tường.
* Đo vòng ngực (đối với nam giới)
Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ dưới xương bả vai ở phía sau. Dùng thước dây đo, người được đo hít thở bình thường. Để chính xác ta đo khi hít vào tối đa và thở ra tối đa, lấy 2 giá trị đó cộng lại chia trung bình, tính như sau: