Bảng lương thẩm phán năm 2022

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
24/10/2022 16:07 PM

Bảng lương thẩm phán năm 2022 như thế nào? Cần những tiêu chuẩn gì để có thể trở thành thẩm phán? – Diệu Linh (Thừa Thiên – Huế)

Bảng lương thẩm phán năm 2022

Bảng lương thẩm phán năm 2022

1. Thẩm phán là gì?

Theo Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.

2. Bảng lương thẩm phán năm 2022

2.1. Bảng lương thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát loại A3 (ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11), từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Như vậy, bảng lương thẩm phán tòa án nhân dân tối cao như sau:

Hệ số

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

6,20

9.238.000

6,56

9.774.400

6,92

10.310.800

7,28

10.847.200

7,64

11.383.600

8,00

11.920.000

 

2.2. Thầm phán Toà án nhân dân cấp tỉnh

Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát loại A2 (ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11), từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Như vậy, bảng lương thẩm phán tòa án cấp tỉnh như sau:

Hệ số

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

4,40

6.556.000

4,74

7.062.600

5,08

7.569.200

5,42

8.075.800

5,76

8.582.400

6,10

9.089.000

6,44

9.595.600

6,78

10.102.200

 

2.3. Thầm phán Toà án nhân dân cấp huyện

Thẩm phán thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện được áp dụng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành toà án, ngành kiểm sát loại A1 (ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11), từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Như vậy, bảng lương Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện năm 2022 như sau:

Hệ số

Mức lương

(Đơn vị: Đồng)

2,34

3.486.600

2,67

3.978.300

3,00

4.470.000

3,33

4.961.700

3,66

5.453.400

3,99

5.945.100

4,32

6.436.800

4,65

6.928.500

4,98

7.420.200

3. Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán

Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán bao gồm:

- Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.

- Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.

- Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.

- Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.

- Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.

- Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

(Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

4. Các ngạch Thẩm phán

- Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:

+ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

+ Thẩm phán cao cấp;

+ Thẩm phán trung cấp;

+ Thẩm phán sơ cấp.

- Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

- Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán cao cấp.

- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp.

- Số lượng Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

5. Tiêu chuẩn Thẩm phán

Tiêu chuẩn Thẩm phán được quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, bao gồm:

- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.

- Có trình độ cử nhân luật trở lên.

- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.

- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.

- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Xem thêm: Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán năm 2022

Thẩm phán là bạn thân của bị cáo thì có thể bị thay đổi hay không? Nguyên đơn dân sự có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán hay không?

Trường hợp nào Thẩm phán phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi? Ai có quyền đề nghị thay đổi Thẩm phán trong vụ án hình sự?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 12,357

Bài viết về

Cán bộ, công chức, viên chức

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]