Luật Lâm nghiệp mới nhất và tổng hợp Nghị định hướng dẫn
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Luật Lâm nghiệp bao gồm 12 chương và 108 điều. Cụ thể tiêu đề của từng chương như sau:
- Chương I: Những quy định chung
- Chương II: Quy hoạch lâm nghiệp
- Chương III: Quản lý rừng
+ Mục 1: Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng
+ Mục 2: Tổ chức quản lý rừng
+ Mục 3: Quản lý rừng bền vững
+ Mục 4: Đóng, mở rừng tự nhiên
+ Mục 5: Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến, cơ sở dữ liệu rừng
- Chương IV: Bảo vệ rừng
- Chương V: Phát triển rừng
- Chương VI: Sử dụng rừng
+ Mục 1: Sử dụng rừng đặc dụng
+ Mục 2: Sử dụng rừng phòng hộ
+ Mục 3: Sử dụng rừng sản xuất
+ Mục 4: Dịch vụ môi trường rừng
- Chương VII: Chế biến và thương mại lâm sản
+ Mục 1: Chế biến lâm sản
+ Mục 2: Thương mại lâm sản
- Chương VIII: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng
+ Mục 1: Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng
+ Mục 2: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ
+ Mục 3: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế
+ Mục 4: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư
+ Mục 5: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là đơn vị vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Chương IX: Định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp
+ Mục 1: Định giá rừng trong lâm nghiệp
+ Mục 2: Đầu tư và tài chính trong lâm nghiệp
- Chương X: Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp
- Chương XI: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm
+ Mục 1: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp
+ Mục 2: Kiểm lâm
- Chương XII: Điều khoản thi hành
- Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
- Nghị định 102/2020/NĐ-CP quy định về hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam
- Nghị định 83/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
- Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- Nghị định 01/2019/NĐ-CP về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng
- Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại: rừng đặc dụng; rừng phòng hộ; rừng sản xuất. Cụ thể:
- Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
+ Vườn quốc gia;
+ Khu dự trữ thiên nhiên;
+ Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
+ Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
- Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
- Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
(Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017)