Pháp luật đã buộc được Trang Nemo quỳ gối tại tòa (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2021) quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của:
- Bị hại;
- Người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Lưu ý:
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy, tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật Hình sự không thuộc nhóm các tội danh khởi tố khi có yêu cầu của bị hại, mà việc khởi tố thuộc thẩm quyền của cơ quan theo Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Căn cứ vào khách thể của tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 Bộ luật Hình sự) là xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội, cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng, của những người xung quanh chứ không riêng bất cứ một cá nhân nào.
- Đồng thời, theo Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), tội gây rối trật tự công cộng được quy định như sau:
+ Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Mức phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 07 năm tù giam.
- Ngoài ra, như đã phân tích nêu trên, Tội gây rối trật tự công cộng không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Vì thế, việc Trang Nemo có quỳ gối, xin lỗi hay không cũng không ảnh hưởng đến quá trình khởi tố vụ án cho dù chị Khanh có rút đơn yêu cầu.
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự, Tội cố ý gây thương tích quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự là một trong những tội danh khởi tố theo yêu cầu của bị hại.
Vì thế, việc Trang Nemo quỳ gối xin lỗi có thể ảnh hưởng đến việc chị Trang có tiếp tục bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hay không. Trong trường hợp chị Khanh không rút yêu cầu khởi tố, Trang Nemo vẫn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.
Từ những phân tích trên, nhìn thì thấy Trang Nemo quỳ lạy chị Khanh, nhưng thực tế là quỳ lạy pháp luật. Trang sợ bị truy tố theo Điều 134 "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" nếu Khanh không rút đơn.
Đồng thời, hành vi Trang nemo quỳ xin lỗi còn có thể được xem xét là tình tiết giảm nhẹ về việc ăn năn hối cải cho hành vi của mình quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự, đây sẽ là tình tiết có lợi cho Trang nếu bị xét xử theo tội danh cố ý gây thương tích.
Hiện tại, Hội đồng xét xử cho rằng phiên tòa có nhiều tình tiết mới, phức tạp cần xem xét thêm. Đồng thời, cần làm rõ hành vi gây thương tích, yêu cầu xử lý hình sự của chị Khanh, nên tòa quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung.
Về việc Tòa trả hồ sơ yêu cầu bổ sung trong vụ Trang Nemo, pháp luật quy định thế nào về việc trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án hình sự?
Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự, cụ thể:
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
+ Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 Bộ luật Tố tụng hình sự mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;
+ Có căn cứ cho rằng ngoài hành vi mà Viện kiểm sát đã truy tố, bị can còn thực hiện hành vi khác mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm;
+ Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;
+ Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.
- Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ.
Như Mai