Tổng hợp các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo Bộ luật Hình sự

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
09/12/2022 12:00 PM

Xin cho tôi hỏi thế nào là xâm phạm an ninh quốc gia? Các tội nào thuộc tội xâm phạm an ninh quốc gia theo Bộ luật Hình sự ? - Hồng Vy (Bình Dương)

Tổng hợp các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo Bộ luật Hình sự

Tổng hợp các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo Bộ luật Hình sự

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thế nào là xâm phạm an ninh quốc gia?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật An ninh Quốc gia 2004, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Tổng hợp các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo Bộ luật Hình sự

Hiện nay, trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), có 14 tội xâm phạm an ninh quốc gia bao gồm:

- Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108)

- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109)

- Tội gián điệp (Điều 110)

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111)

- Tội bạo loạn (Điều 112)

- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113)

- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114)

- Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115)

- Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116)

- Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117)

- Tội phá rối an ninh (Điều 118)

- Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119)

- Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120)

- Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121)

3. Mức xử phạt cao nhất của các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo Bộ luật Hình sự

Theo quy định từ các Điều 108 đến 121 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì mức xử phạt cao nhất của các tội xâm phạm an quốc gia như sau:

- Đối với Tội phản bội Tổ quốc (Điều 108): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

- Đối với Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

- Đối với Tội gián điệp (Điều 110): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

- Đối với Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 111): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là chung thân.

- Đối với Tội bạo loạn (Điều 112): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

- Đối với Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

- Đối với Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tử hình.

- Đối với Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội (Điều 115): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 15 năm tù.

- Đối với Tội phá hoại chính sách đoàn kết (Điều 116): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 15 năm tù.

- Đối với Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 117): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 20 năm tù.

- Đối với Tội phá rối an ninh (Điều 118): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 15 năm tù.

- Đối với Tội chống phá cơ sở giam giữ (Điều 119): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là tù chung thân.

- Đối với Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 120): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 15 năm tù.

- Đối với Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 121): Mức xử phạt cao nhất có thể cho người phạm tội là 20 năm tù.

Ngoài hình thức phạt tù theo quy định trên, người phạm tội còn có thể chịu các hình phạt bổ sung theo quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 20,485

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]