Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
30/12/2022 16:32 PM

Xin cho tôi hỏi mức thu lệ phí khi thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản là bao nhiêu? - Tấn Phát (Cà Mau)

Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản mới nhất

Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản mới nhất

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Thế nào là hoạt động khoáng sản?

Theo khoản 5 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010, hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò khoáng sản, hoạt động khai thác khoáng sản.

Trong đó:

- Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.

- Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.

(Khoản 6, 7 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010)

2. Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản mới nhất

Mức thu lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản tuân theo quy định tại Mục II Biểu mức thu phí ban hành kèm theo Thông tư 191/2016/TT-BTC, cụ thể như sau:

(1) Đối với hoạt động thăm dò

- Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;

- Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;

- Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.

(2) Đối với hoạt động khai thác

Số TT

Nhóm Giấy phép khai thác khoáng sản

Mức thu

(đồng/giấy phép)

1

Giấy phép khai thác cát, sỏi lòng suối

 

a

Có công suất khai thác dưới 5.000 m3/năm

1.000.000

b

Có công suất khai thác từ 5.000 m3 đến 10.000 m3/năm

10.000.000

c

Có công suất khai thác trên 10.000 m3/năm

15.000.000

2

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

 

a

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm

15.000.000

b

Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm hoặc loại hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích dưới 10 ha và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, than bùn trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này

20.000.000

c

Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có diện tích từ 10 ha trở lên và công suất khai thác từ 100.000 m3/năm trở lên, trừ hoạt động khai thác cát, sỏi lòng suối quy định tại mục 1 của Biểu mức thu này

30.000.000

3

Giấy phép khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xi măng; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; đá ốp lát và nước khoáng

40.000.000

4

Giấy phép khai thác các loại khoáng sản lộ thiên trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 1, 2, 3, 6, 7 của Biểu mức thu này

 

a

Không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

40.000.000

b

Có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

50.000.000

5

Giấy phép khai thác các loại khoáng sản trong hầm lò trừ các loại khoáng sản đã quy định tại điểm 2, 3, 6 của Biểu mức thu này

60.000.000

6

Giấy phép khai thác khoáng sản quý hiếm

80.000.000

7

Giấy phép khai thác khoáng sản đặc biệt và độc hại

100.000.000

(3) Khai thác tận thu: Mức thu là 5.000.000 đồng/01 giấy phép.

(4) Trường hợp cấp gia hạn giấy phép, cấp lại giấy phép khi chuyển nhượng thì người được gia hạn giấy phép, người được chuyển nhượng phải nộp lệ phí tính bằng 50% mức lệ phí tương ứng với các mức thu nêu trên.

3. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

3.1. Điều kiện cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản

Theo khoản 2 Điều 40 Luật Khoáng sản 2010, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lựa chọn theo quy định tại Điều 36 Luật Khoáng sản 2010 hoặc trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò theo quy định Luật Khoáng sản 2010;

Nếu tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện hành nghề quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010;

- Có đề án thăm dò phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản

(Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 10 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 50% tổng vốn đầu tư thực hiện đề án thăm dò khoáng sản.

3.2. Điều kiện cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò, phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác tiên tiến phù hợp; đối với khoáng sản độc hại còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép bằng văn bản.

(Nội dung này được sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

- Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

(Khoản 2 Điều 53 Luật Khoáng sản 2010)

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,665

Bài viết về

lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]