Tổng hợp các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
12/01/2023 15:35 PM

Xin cho tôi hỏi các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam nhằm thực hiện công việc gì? - Như Quỳnh (Sóc Trăng)

Tổng hợp các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mới nhất

Tổng hợp các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mới nhất

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 312/2016/TT-BTC, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng theo pháp luật Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.

2. Tổng hợp các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam mới nhất

Cụ thể tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 20/2020/TT-BTC), các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:

- Chi trả lãi tiền vay đối với các khoản vốn đi vay trong trường hợp vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tạm thời không đủ để trả tiền bảo hiểm theo quy định tại khoản 12 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012.

- Chi phí dịch vụ thanh toán, ủy thác.

- Chi phí liên quan đến việc tham gia quá trình kiểm soát đặc biệt; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

- Chi trả phí dịch vụ thu nợ (nếu có) cho các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ thu nợ theo quy định của pháp luật để thu hồi các khoản nợ quá hạn khó đòi và các khoản nợ Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trở thành chủ nợ khi tham gia thanh lý tài sản của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản theo quy định của pháp luật.

- Chi chênh lệch tỷ giá theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định của pháp luật.

- Chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền chính sách về bảo hiểm tiền gửi. Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Tổng mức chi của khoản chi này không vượt quá 3% tổng chi phí hợp lý, hợp lệ.

- Chi cho cán bộ, nhân viên:

+ Chi phí tiền lương, thù lao của người quản lý Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản chi mang tính chất tiền lương phải trả cho người lao động do Hội đồng quản trị quyết định theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Chi tiền ăn ca cho cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Chi cho lao động nữ theo chế độ quy định;

+ Chi trang phục giao dịch bằng tiền, bằng hiện vật; mức chi tối đa không quá mức chi trang phục giao dịch bằng tiền theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

+ Chi bảo hộ lao động theo quy định;

+ Chi trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm;

+ Chi khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động và các khoản chi y tế theo chế độ quy định;

+ Chi thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm;

+ Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn và các khoản đóng góp khác theo chế độ quy định;

+ Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động thực hiện theo quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).

- Chi hoạt động quản lý, bao gồm:

+ Chi vật tư văn phòng;

+ Chi về cước phí bưu điện, truyền tin, điện báo, thuê kênh truyền tin, telex, fax trả theo hóa đơn của cơ quan bưu điện;

+ Chi điện, nước, y tế, vệ sinh cơ quan, môi trường;

+ Chi xăng dầu;

+ Chi lễ tân, giao dịch đối ngoại, khánh tiết, hội nghị theo quy định hiện hành của pháp luật và phải gắn với hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Các khoản chi này không quá 5% tổng chi phí hợp lý, hợp lệ;

+ Chi công tác phí cho cán bộ đi công tác trong nước;

+ Chi công tác phí cho cán bộ đi công tác nước ngoài: Thực hiện trong phạm vi kế hoạch đoàn ra được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt.

Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của Nhà nước về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí;

+ Chi đào tạo, tập huấn cán bộ: Thực hiện trong phạm vi kế hoạch đào tạo, tập huấn cán bộ được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt.

Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;

+ Chi nghiên cứu khoa học: Thực hiện trong phạm vi kế hoạch nghiên cứu khoa học được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt.

Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định đối với đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Chi về thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước thực hiện trong phạm vi kế hoạch năm được Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phê duyệt;

+ Chi phí thanh tra, kiểm tra, kiểm toán;

+ Chi tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do nguyên nhân khách quan bất khả kháng;

+ Chi thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí.

Mức thưởng do Tổng giám đốc quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc trên mang lại nhưng không được cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải ban hành quy chế khen thưởng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hiệu quả và tính đúng đắn của quy chế;

+ Chi cho công tác bảo vệ môi trường;

+ Chi án phí, lệ phí thi hành án (nếu có);

+ Chi phí quản lý khác theo quy định.

- Chi dự phòng rủi ro (bao gồm cả chi dự phòng đối với trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) thực hiện theo quy định của pháp luật về trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.

- Chi về tài sản:

+ Chi trích khấu hao tài sản cố định: Căn cứ vào quy định của pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định cụ thể tỷ lệ trích khấu hao đối với từng loại tài sản trong quy chế tài chính nội bộ cho phù hợp với đặc thù hoạt động;

+ Chi về mua bảo hiểm tài sản;

+ Chi mua sắm công cụ lao động;

+ Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản: Mức chi hàng năm tối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm;

+ Chi trả tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.

Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí theo số năm sử dụng tài sản;

+ Chi về thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán);

+ Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại (bao gồm cả tổn thất trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) sau khi đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro và các nguồn khác (nếu có) theo chế độ quy định

- Các khoản chi phí khác:

+ Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường hợp nguồn kinh phí của các tổ chức này không đủ trang trải chi phí hoạt động theo chế độ quy định;

+ Chi phòng cháy chữa cháy, quốc phòng an ninh;

+ Chi nộp thuế, phí, lệ phí;

+ Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề trong và ngoài nước mà Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia theo mức phí do các hiệp hội này quy định;

+ Các chi phí hợp lý, hợp lệ khác cần thiết cho hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, phát sinh trong quá trình hoạt động, chưa quy định tại Thông tư 312/2016/TT-BTC do Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,487

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]