Không khởi tố vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông: Tai nạn lao động là gì?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
17/02/2023 22:21 PM

Tôi thấy Vụ bé Hạo Nam không khởi tố nhiều thông tin là liên quan đến tai nạn lao động. Vậy tai nạn lao động là gì? - Duy Hào (Tiền Giang)

Không khởi tố vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông: Tai nạn lao động là gì? (Hình từ Internet)

1. Tai nạn lao động là gì?

Căn cứ khoản 8 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về tai nạn lao động như sau:

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

2. Các loại tai nạn lao động hiện nay

Tại Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về phân loại tai nạn lao động như sau:

2.1. Tai nạn lao động chết người

- Tai nạn lao động làm chết người lao động (tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Chết tại nơi xảy ra tai nạn;

+ Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;

+ Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;

+ Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.

2.2. Tai nạn lao động nặng

- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Phụ lục II

2.3. Tai nạn lao động nhẹ

- Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

3. Tai nạn lao động có phải căn cứ không khởi tố vụ án hình sự?

Tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

- Không có sự việc phạm tội;

- Hành vi không cấu thành tội phạm;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Tội phạm đã được đại xá;

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

- Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Như vậy, tai nạn lao động không được xem là căn cứ không khởi tố vụ án hình sự mà vụ án hình sự sẽ không được khởi tố theo một trong các căn cứ được quy định như trên.

Tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 135. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

Điều 136. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội

Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

Điều 139. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính

Điều 141. Tội hiếp dâm

Điều 143. Tội cưỡng dâm

Điều 155. Tội làm nhục người khác

Điều 156. Tội vu khống

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,509

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]