Đề xuất tăng mức giá trị quà tặng cho người có công với cách mạng (Hình từ Internet)
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP về việc quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Cụ thể tại tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP đã đề xuất tăng mức giá trị quà tặng cho người có công với cách mạng như sau:
- Quà tặng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể, hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.
Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.
- Quà tặng của Lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương:
+ Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể.
+ Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 1.000.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 250.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân.
Hiện hành, theo khoản 11 Điều 13 Nghị định 75/2021/NĐ-CP: - Quà tặng của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: + Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 5.000.000 đồng/tập thể, hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể. + Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân. - Quà tặng của Lãnh đạo Bộ, cơ quan trung ương: Mức quà tặng đối với tập thể: Tiền mặt là 3.000.000 đồng/tập thể; hiện vật trị giá 500.000 đồng/tập thể. Mức quà tặng đối với gia đình, cá nhân: Tiền mặt là 500.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân; hiện vật trị giá 150.000 đồng/gia đình hoặc cá nhân. |
Theo đó, tại dự thảo Nghị định đã sửa đổi quy định chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
- Bố trí kinh phí chi quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng trong dự toán ngân sách hằng năm (trừ kinh phí hỗ trợ các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng và chi công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổ chức thực hiện Pháp lệnh.
- Trong đó chi phí phục vụ chi trả chế độ đến người thụ hưởng tối đa bằng 0,75% tổng số kinh phí chi trả chế độ của toàn ngành. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo quản lý chặt chẽ, minh bạch ngân sách nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Phương án 1:
Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo phương thức đặt hàng hoặc phương thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đảm bảo có mạng lưới điểm giao dịch tại xã phường, thị trấn có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm việc chi trả đúng, đủ, kịp thời và an toàn.
Phương án 2:
Việc lựa chọn tổ chức dịch vụ chi trả chế độ ưu đãi người có công với cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện chi trả bảo đảm có mạng lưới điểm giao dịch tại xã phường, thị trấn có thể đảm nhiệm việc chi trả tại nhà cho một số đối tượng đặc thù, bảo đảm việc chi trả đúng, đủ, kịp thời và an toàn.
Hiện hành, khoản 4 Điều 14 Nghị định 75/2021/NĐ-CP: Bố trí kinh phí chi quản lý bằng 1,7% tổng kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng trong dự toán ngân sách hằng năm (trừ kinh phí hỗ trợ các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và chi công tác mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ) của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổ chức thực hiện Pháp lệnh, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo quản lý chặt chẽ, minh bạch ngân sách nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. |
Xem thêm dự dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 75/2021/NĐ-CP.
Võ Văn Hiếu