Hồ sơ khám giám định hưởng chế độ hưu trí với người lao động

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
21/04/2023 18:21 PM

Cho hỏi hồ sơ khám giám định hưởng chế độ hưu trí với người lao động thì quy định như thế nào? - Nhật Phong (Hòa Bình)

Hồ sơ khám giám định hưởng chế độ hưu trí với người lao động

Hồ sơ khám giám định hưởng chế độ hưu trí với người lao động (Hình từ Internet)

Vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Hồ sơ khám giám định hưởng chế độ hưu trí với người lao động

Hồ sơ khám giám định hưởng chế độ hưu trí với người lao động quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-BYT), cụ thể như sau:

- Giấy giới thiệu đề nghị giám định của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-BYT) đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Hoặc giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 56/2017/TT-BYT (sửa đổi tại Thông tư 18/2022/TT-BYT) đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội 

Hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng trong đó người lao động tự khai rõ trong giấy đề nghị các thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định;

- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:

+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án;

+ Giấy xác nhận khuyết tật;

+ Giấy ra viện;

+ Sổ khám bệnh;

+ Phiếu khám bệnh;

+ Phiếu kết quả cận lâm sàng;

+ Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

+ Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;

- Một trong các giấy tờ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT:

Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.

2. Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động 

Điều kiện hưởng lương hưu của người lao động như sau:

- Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2  Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động;

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành 

Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/ 01/2021;

+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành 

Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021;

+ Người bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động thì được hưởng lương hưu.

- Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

(Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (sửa đổi tại Điều 219 Bộ luật Lao động 2019))

Võ Văn Hiếu

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,405

Bài viết về

Bảo hiểm xã hội

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]