Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
27/06/2023 16:45 PM

Xin hỏi quy định về điều kiện cấp mới giấy phép hoạt động đối với bệnh viện? - Dinh Hòa (Vũng Tàu)

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện (Hình từ internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện

Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 23 Nghị định 109/2016/NĐ-CP, về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với bệnh viện, cụ thể như sau:

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP bổ sung tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP , bệnh viện phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

- Quy mô bệnh viện:

+ Bệnh viện đa khoa phải có ít nhất là 30 giường bệnh;

+ Bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện y học cổ truyền phải có ít nhất 20 giường bệnh; riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt, tâm thần phải có ít nhất là 10 giường bệnh.

- Cơ sở vật chất:

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP bổ sung tại Khoản 4 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, tùy theo quy mô bệnh viện đa khoa hoặc chuyên khoa, bệnh viện phải được thiết kế, xây dựng đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Bố trí các khoa, phòng, hành lang bảo đảm hoạt động chuyên môn theo mô hình tập trung, liên hoàn, khép kín trong phạm vi khuôn viên của bệnh viện;

+ Đối với bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa bảo đảm diện tích sàn xây dựng ít nhất là 50 m2/giường bệnh trở lên; chiều rộng mặt trước (mặt tiền) bệnh viện phải đạt ít nhất là 10 m;

+ Có máy phát điện dự phòng;

+ Bảo đảm các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật về môi trường.

- Thiết bị y tế: Có đủ phương tiện vận chuyển cấp cứu trong và ngoài bệnh viện. Trường hợp không có phương tiện cấp cứu ngoài bệnh viện, phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động và có phạm vi hoạt động chuyên môn về cung cấp dịch vụ cấp cứu hỗ trợ vận chuyển người bệnh.

- Tổ chức:

+ Các khoa:

++ Có ít nhất 02 trong 04 khoa nội, ngoại, sản, nhi đối với bệnh viện đa khoa hoặc một khoa lâm sàng phù hợp đối với bệnh viện chuyên khoa;

++ Khoa khám bệnh: Có nơi tiếp đón người bệnh, phòng cấp cứu, lưu bệnh, phòng khám, phòng tiểu phẫu (nếu thực hiện tiểu phẫu);

++ Khoa cận lâm sàng: Có ít nhất một phòng xét nghiệm và một phòng chẩn đoán hình ảnh. Riêng đối với bệnh viện chuyên khoa mắt nếu không có bộ phận chẩn đoán hình ảnh thì phải có hợp đồng hỗ trợ chuyên môn với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động có bộ phận chẩn đoán hình ảnh;

++ Khoa dược;

++ Các khoa, phòng chuyên môn khác trong bệnh viện phải phù hợp với quy mô, chức năng nhiệm vụ.

+ Có các phòng, bộ phận để thực hiện các chức năng về kế hoạch tổng hợp, tổ chức nhân sự, quản lý chất lượng, điều dưỡng, tài chính kế toán và các chức năng cần thiết khác.

- Nhân sự:

+ Số lượng người hành nghề làm việc toàn thời gian (cơ hữu) trong từng khoa phải đạt tỷ lệ ít nhất là 50% trên tổng số người hành nghề trong khoa;

+ Trưởng các khoa chuyên môn của bệnh viện phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa đó và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện;

+ Trưởng khoa khác không thuộc đối tượng cấp chứng chỉ hành nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học với chuyên ngành phù hợp với công việc được giao và phải là người hành nghề cơ hữu tại bệnh viện.

Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 44 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy điịnh về Giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

- Giấy phép hoạt động được cấp một lần cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.

- Nội dung của giấy phép hoạt động bao gồm:

+ Tên, hình thức tổ chức, địa điểm hoạt động;

+ Phạm vi hoạt động chuyên môn;

+ Thời gian làm việc hằng ngày.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép hoạt động; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc thay đổi địa điểm phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động.

- Trường hợp giấy phép hoạt động bị mất hoặc bị hư hỏng hoặc bị thu hồi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 48 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp lại giấy phép hoạt động.

- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu giấy phép hoạt động.

- Lộ trình cấp giấy phép hoạt động để bảo đảm đến ngày 01 tháng 01 năm 2016, tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước đang hoạt động vào thời điểm Luật này có hiệu lực phải có giấy phép hoạt động được hướng dẫn bởi Chương 3 Nghị định 87/2011/NĐ-CP.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,691

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]