- Tổ chức phát hiện sớm và cách ly kịp thời người mắc hoặc nghi mắc COVID-19.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn kết hợp với phòng ngừa theo đường lây truyền.
- Đảm bảo thông khí môi trường khu vực chăm sóc người bệnh.
- Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân.
- Tăng cường thực hành vệ sinh tay.
- Vệ sinh khử khuẩn các môi trường bề mặt và phương tiện vận chuyển, chăm sóc người bệnh.
- Phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ở một số tình huống đặc biệt như: Phẫu thuật người bệnh COVID-19; Bảo vệ người bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao.
- Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Tăng cường đào tạo và giám sát tuân thủ các thực hành phòng ngừa ở nhân viên y tế.
Các bằng chứng hiện tại cho thấy vi rút lây truyền qua 03 đường sau đây:
- Lây truyền qua giọt bắn: Vi rút thường lây lan từ các tiểu phần dịch phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở.
Sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi các tiểu phần dịch ô nhiễm văng bắn trực tiếp tới mắt, mũi, hoặc miệng trong các tình huống có tiếp xúc ở khoảng cách gần.
- Lây truyền qua tiếp xúc: Lây nhiễm có thể xảy ra khi tay ô nhiễm do tiếp xúc với các dịch tiết, bề mặt ô nhiễm vi rút sau đó động chạm vào các vị trí nhạy cảm (mắt, mũi, miệng).
- Lây truyền qua không khí: Vi rút có thể lây lan từ các tiểu phần dịch hô hấp nhỏ (hạt khí dung) phát tán ra từ miệng hoặc mũi của người bị bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói, hát hoặc thở; sau đó, một người khác có thể bị nhiễm vi rút khi hít phải hạt khí dung chứa SARS-CoV-2 khí ở khoảng cách gần.
Vi rút cũng có thể lây lan ở những nơi thông khí kém hoặc ở nơi đông người, nơi có thực hiện các thủ thuật chăm sóc đường thở có tạo khí dung... do các giọt khí dung mang vi rút lơ lửng trong không khí và có thể phát tán trong phạm vi rộng hay còn gọi là lây truyền qua không khí trong phạm vi rộng.
Xem chi tiết tại Quyết định 2609/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 20/6/2023.