Tổng hợp đáp án 03 môn thi tổ hợp KHTN tốt nghiệp THPT năm 2023 (Tham khảo) (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Thí sinh dự thi môn thi tổ hợp KHTN tốt nghiệp THPT năm 2023 có thể tham khảo đáp án tại đây:
- Đáp án đề thi môn Hóa học tốt nghiệp THPT năm 2023 (Tham khảo)
- Đáp án đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT năm 2023 (Tham khảo)
- Đáp án đề thi môn Sinh học tốt nghiệp THPT năm 2023 (Tham khảo)
*Lưu ý: Đáp án của 03 môn thi tổ hợp KHTN tốt nghiệp THPT năm 2023 trên chỉ mang tính chất tham khảo và được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
Tại lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chính thức ở Phụ lục I kèm theo Công văn 1515/BGDĐT-QLCL ngày 07/4/2023 thì tổ hợp bài thi KHTN sẽ thi vào sáng ngày 29/6/2023 với thời gian làm bài của mỗi môn là 50 phút
Theo khoản 1 Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, các đề thi cho mỗi bài thi/môn thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 phải đạt các yêu cầu dưới đây:
- Nội dung đề thi đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 4 ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, cụ thể: Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
- Bảo đảm chính xác, khoa học và tính sư phạm; lời văn, câu chữ phải rõ ràng;
- Bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình THPT; bảo đảm phân loại được thí sinh;
- Đề thi tự luận phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi; điểm của bài thi tự luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10 (mười) đối với toàn bài và cả đối với các môn thi thành phần của các bài thi tổ hợp;
- Đề thi phải ghi rõ có mấy trang (đối với đề thi có từ 02 trang trở lên); ghi rõ chữ "HẾT" tại điểm kết thúc đề thi.
Tại khoản 7 Điều 17 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT (sửa đổi tại Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT) thì quy trình ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được thực hiện như sau:
- Soạn thảo, thẩm định, tinh chỉnh đề thi, đáp án; riêng với môn thi tự luận có thêm hướng dẫn chấm thi: Tổ ra đề thi có trách nhiệm thực hiện đối với bài thi/môn thi được giao phụ trách, bảo đảm các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT đối với đề thi chính thức và đề thi dự bị.
Riêng đối với đề thi trắc nghiệm: Thư ký sử dụng phần mềm rút ngẫu nhiên các câu trắc nghiệm từ Ngân hàng câu hỏi thi theo hướng chuẩn hóa được xây dựng theo quy định của Bộ GDĐT, chuyển cho các Tổ trưởng ra đề thi (có sự chứng kiến của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi và các Tổ trưởng ra đề thi) làm nguồn tham khảo để soạn thảo đề thi;
- Phản biện đề thi: Theo phân công của Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, người phản biện đề thi có trách nhiệm đọc, giải đề thi và đánh giá đề thi theo các yêu cầu quy định tại Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT
Và đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa đề thi nếu thấy cần thiết; ý kiến đánh giá của người phản biện đề thi được báo cáo Chủ tịch Hội đồng ra đề thi, làm căn cứ để Chủ tịch Hội đồng ra đề thi tham khảo trong quá trình duyệt đề thi;
- Hoàn thiện đề thi:
Trên cơ sở ý kiến của các cán bộ phản biện đề thi, tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng tinh chỉnh, hoàn thiện đề thi, ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt.
Riêng đối với đề thi trắc nghiệm, sau khi được Chủ tịch Hội đồng ra đề thi phê duyệt, thư ký thực hiện trộn đề thi thành nhiều mã đề thi khác nhau và chuyển cho Tổ ra đề thi; tất cả các thành viên của Tổ ra đề thi cùng rà soát từng mã đề thi, đáp án; sau đó, Tổ trưởng ra đề thi ký tên và trình Chủ tịch Hội đồng ra đề thi duyệt để tổ chức in sao.