Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành Trồng trọt (Hình từ internet)
Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Vui lòng xe tại đây.
Theo Điều 29 Nghị định 31/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 08/7/2023) quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành như sau:
-Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về Trồng trọt đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng.
- Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m, Điểm n, Điểm o và Điểm p Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 08/7/2023).
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); 140.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m, Điểm n, Điểm o và Điểm p Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 08/7/2023).
- Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về Trồng trọt (trừ phân bón); phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về phân bón;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 08/7/2023).
- Thanh tra chuyên ngành đất đai, bao gồm Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 20 của của Nghị định 31/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 08/7/2023);
+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm h, Điểm i Khoản 3 Điều 4 của Nghị định 31/2023/NĐ-CP (có hiệu lực từ 08/7/2023).
Nguyễn Phạm Nhựt Tân