Danh bản, chỉ bản là gì? Khi nào phải lấy danh bản, chỉ bản trong thi hành án hình sự?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
31/07/2023 14:26 PM

Danh bản, chỉ bản là gì? Và khi nào phải lấy danh bản, chỉ bản trong thi hành án hình sự? - Thế Anh (Tây Ninh)

Danh bản, chỉ bản là gì? Khi nào phải lấy danh bản, chỉ bản trong thi hành án hình sự?

Danh bản, chỉ bản là gì? Khi nào phải lấy danh bản, chỉ bản trong thi hành án hình sự? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Danh bản, chỉ bản là gì? 

Theo khoản 18 và khoản 19 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về danh bản và chỉ bản như sau:

- Danh bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch, nhân dạng, ảnh chụp ba tư thế, in dấu vân hai ngón tay trỏ của người chấp hành án, người chấp hành biện pháp tư pháp do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

- Chỉ bản là bản ghi thông tin tóm tắt về lý lịch và in dấu vân tất cả các ngón tay của người chấp hành án do cơ quan có thẩm quyền lập và lưu giữ.

2. Khi nào phải lấy danh bản, chỉ bản trong thi hành án hình sự?

2.1. Khi nào phải lấy danh bản trong thi hành án hình sự?

* Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù 

Theo khoản 1 Điều 26 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có đủ các tài liệu sau đây:

- Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo;

- Quyết định thi hành án phạt tù;

- Quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đưa người chấp hành án phạt tù đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;

- Danh bản của người chấp hành án phạt tù;

- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch đối với người chấp hành án phạt tù là người nước ngoài;

- Phiếu khám sức khỏe và tài liệu khác có liên quan đến sức khỏe của người chấp hành án phạt tù;

- Bản nhận xét việc chấp hành nội quy của trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với người bị tạm giam;

- Tài liệu khác có liên quan.

* Hồ sơ thi hành án tử hình

Theo khoản 1 Điều 80 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì hồ sơ thi hành án tử hình gồm các tài liệu sau đây:

- Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; bản án phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);

- Quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (nếu có);

- Quyết định thi hành án tử hình;

- Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;

- Biên bản họp Hội đồng thi hành án tử hình;

- Kế hoạch thi hành án tử hình;

- Danh bản, chỉ bản, biên bản kiểm tra căn cước người bị thi hành án tử hình;

- Biên bản kiểm tra, xác minh người bị thi hành án tử hình không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự;

- Tài liệu có liên quan đến việc hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình;

- Biên bản giám định pháp y tử thi người đã bị thi hành án tử hình;

- 01 ảnh của người đã bị thi hành án tử hình;

- Biên bản thi hành án tử hình;

- Báo cáo kết quả thi hành án tử hình;

- Tài liệu khác có liên quan.

* Hồ sơ thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng

Theo khoản 4 Điều 141 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ và bàn giao người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ bao gồm:

- Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;

- Quyết định đưa người dưới 18 tuổi vào trường giáo dưỡng;

- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Danh bản;

- Tài liệu khác có liên quan.

Như vậy, danh bản sẽ được lấy trong hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù, hồ sơ thi hành án tử hình và hồ sơ thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

2.2. Khi nào phải lấy chỉ bản trong thi hành án hình sự?

Theo khoản 1 Điều 80 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì hồ sơ thi hành án tử hình gồm các tài liệu sau đây:

- Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; bản án phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);

- Quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (nếu có);

- Quyết định thi hành án tử hình;

- Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;

- Biên bản họp Hội đồng thi hành án tử hình;

- Kế hoạch thi hành án tử hình;

- Danh bản, chỉ bản, biên bản kiểm tra căn cước người bị thi hành án tử hình;

- Biên bản kiểm tra, xác minh người bị thi hành án tử hình không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự;

- Tài liệu có liên quan đến việc hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình;

- Biên bản giám định pháp y tử thi người đã bị thi hành án tử hình;

- 01 ảnh của người đã bị thi hành án tử hình;

- Biên bản thi hành án tử hình;

- Báo cáo kết quả thi hành án tử hình;

- Tài liệu khác có liên quan.

Như vậy, chỉ bản được lấy trong hồ sơ thi hành án tử hình.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,013

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]