Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
31/08/2023 08:58 AM

Xin cho tôi hỏi Thủ đô Hà Nội có được giao quyền tự quyết định biên chế cán bộ, công chức, viên chức hay không? - Văn Long (Hà Nội)

Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế

Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế (Hình từ internet)

Ngày 30/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 135/NQ-CP Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8 năm 2023.

Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế

Theo đó, Chính phủ cơ bản thống nhất các nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), giao Bộ Tư pháp tiếp tục chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội, các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến của Thành viên Chính phủ, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm yêu cầu chỉnh lý các quy định về những vấn đề đã được Thường trực Chính phủ, Thành viên Chính phủ và đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho ý kiến, cụ thể:

(1) Áp dụng pháp luật: trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau ngày có hiệu lực của Luật Thủ đô (sửa đổi) mà quy định cơ chế, chính sách có lợi hơn so với quy định của Luật này thì Hà Nội được lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật đó;

(2) Nghiên cứu cơ chế giao quyền chủ động cho Hà Nội trong việc quyết định biên chế cán bộ, công chức, viên chức để phù hợp với nhu cầu phát triển Thủ đô;

(3) Xây dựng các công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hướng luật quy định nguyên tắc, giao Chính phủ quy định cụ thể;

(4) Quy định rõ việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

(5) Huy động các nguồn lực từ các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Hà Nội: dự thảo Luật quy định nguyên tắc, giao Thủ tướng Chính phủ quyết định trên cơ sở báo cáo số thu hằng năm của Hà Nội;

(6) Quy định hình thức thanh toán hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) bằng tiền và bằng đất;

(7) Thống nhất việc quy định về mô hình thử nghiệm có kiểm soát và nhượng quyền kinh doanh, quản lý (O&M) như tại dự thảo Luật;

(8) Quy định niên hạn sử dụng chung cư (có thời hạn) gắn với tái thiết, chỉnh trang đô thị và chính sách nhà ở, mua, thuê, thuê mua;

(9) Chính phủ phát hành trái phiếu cho Hà Nội để huy động nguồn lực thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của Thủ đô; Hà Nội có trách nhiệm trả lãi và nợ gốc;

(10) Quy định nguyên tắc, cách thức quản lý, trình tự lập dự án sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên thực hiện các dự án để cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng mới trong các cơ sở, công trình tài sản công đã có, không khống chế tổng giá trị tiền, phân cấp cho Hà Nội xem xét, quyết định;

(11) Cơ chế pháp lý để thực hiện việc di dời các công trình, trường học, trụ sở cơ quan; xây dựng, quản lý khu công nghệ cao, làng văn hóa …

Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ, bảo đảm chất lượng dự án Luật. Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt Chính phủ ký trình Quốc hội dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chỉ đạo dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xem thêm Nghị quyết 135/NQ-CP ngày 30/8/2023.

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 628

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]