Doanh nghiệp nào ở TPHCM sẽ bị kiểm tra chuyên ngành thuế năm 2023? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 1326/QĐ-TCT ngày 30/8/2023 phê duyệt Kế hoạch kiểm tra chuyên ngành năm 2023 của Tổng cục Thuế.
Cụ thể trong danh 42 công ty thuộc diện kiểm tra chuyên ngành thuế năm 2023 mà Tổng cục Thuế đã đưa ra, có các doanh nghiệp sau đây ở TPHCM thuộc diện này, bao gồm:
(1) Công ty cổ phần Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc – Mã số thuế: 0302859849
(2) Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – Mã số thuế: 0302560110
(3) Công ty TNHH Đầu tư xây dựng UNICONS – Mã số thuế: 0304472276
(4) Công ty cổ phần Khử trùng Việt Nam – Mã số thuế: 0302327629
(5) Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh địa ốc Đông Nam – Mã số thuế: 0302254498
(6) Công ty cổ phần Bất động sản Khải Hoàn Land – Mã số thuế: 0309139261
(7) Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Thành phố Hồ Chí Minh - Mã số thuế: 0300507182
(8) Công ty cổ phần Sản xuất nhựa Duy Tân – Mã số thuế: 0306151768
(9) Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2 – Mã số thuế: 0300420157
(10) Công ty cổ phần PROPERTY X – Mã số thuế: 0314995067
(11) Công ty cổ phần Bất động sản Sơn Kim – Mã số thuế: 0305390717
(12) Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng & Thương mại Phú Điền – Mã số thuế: 0302801990
(13) Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long – Mã số thuế: 0303739921
(14) Công ty TNHH Dược phẩm Khương Duy – Mã số thuế: 0301329486
(15) Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất – Mã số thuế: 0301123125
(16) Công ty TNHH Thương mại Tân Hoàng Gia – Mã số thuế: 0301414491
(17) Công ty cổ phần TRANSIMEX – Mã số thuế: 0301874259
(18) Công ty cổ phần Kinh doanh Bất động sản MV Việt Nam – Mã số thuế: 0316040344
Theo Luật Quản lý thuế 2019, kiểm tra thuế sẽ bao gồm: Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế và Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Cụ thể:
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện đối với các hồ sơ thuế được quy định như sau:
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Luật Quản lý thuế 2019;
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
(Khoản 1 Điều 109 Luật Quản lý thuế 2019)
- Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
+ Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 Luật Quản lý thuế 2019;
+ Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
+ Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
+ Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
+ Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
(Khoản 1 Điều 110 Luật Quản lý thuế 2019)