Các hình thức của dịch vụ khuyến mại trực tuyến mới nhất (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến là thương nhân, tổ chức thiết lập website khuyến mại trực tuyến để thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác (gọi tắt là đối tác) theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
Theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 52/2013/NĐ-CP thì các hình thức của dịch vụ khuyến mại trực tuyến gồm có:
- Bán phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ để khách hàng được mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác;
- Bán các thẻ khách hàng thường xuyên cho phép khách hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ một hệ thống các đối tác với giá ưu đãi hoặc hưởng những lợi ích khác so với khi mua hàng hóa, dịch vụ tại từng đối tác riêng lẻ;
- Các hình thức của dịch vụ khuyến mại trực tuyến khác do Bộ Công Thương quy định.
Quy định về thông tin về hoạt động khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến theo Điều 40 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
- Thông tin về từng hoạt động khuyến mại đăng tải trên website khuyến mại trực tuyến phải bao gồm các nội dung sau:
+ Tên, địa chỉ, số điện thoại và các thông tin liên hệ khác của thương nhân, tổ chức, cá nhân có hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;
+ Mô tả hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, trong đó bao gồm các thông tin về xuất xứ hàng hóa, quy cách, chất lượng hàng hóa và dịch vụ;
+ Thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại;
+ Giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ trước thời điểm được khuyến mại;
+ Tổng chi phí thực tế khách hàng phải trả để sở hữu hàng hóa, sử dụng dịch vụ được khuyến mại, bao gồm cả chi phí trả cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến;
+ Nội dung cụ thể của các điều kiện gắn với việc khuyến mại hàng hóa, dịch vụ.
- Nếu website có cơ chế tiếp nhận ý kiến đánh giá hoặc phản hồi trực tuyến của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, những ý kiến này phải được hiển thị công khai trên website để những khách hàng khác xem được.
Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến theo Điều 41 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
- Đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ khuyến mại trực tuyến theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Tuân thủ các quy định của Luật Thương mại và các quy định pháp luật có liên quan về hoạt động khuyến mại.
- Tuân thủ các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng quy định tại Mục 1 Chương V Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP nếu website có chức năng đặt hàng trực tuyến cho các phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng thường xuyên.
- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương V Nghị định 52/2013/NĐ-CP nếu website có chức năng thanh toán trực tuyến.
- Công bố đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 40 Nghị định 52/2013/NĐ-CP trong từng thông tin khuyến mại đăng tải trên website của mình.
- Xây dựng và công bố trên website quy chế hoạt động tuân thủ các quy định tại Điều 38 Nghị định 52/2013/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 85/2021/NĐ-CP).
- Xây dựng và công bố trên website cơ chế tiếp nhận, giải quyết các khiếu nại của khách hàng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại hoặc hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
- Chịu trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bồi thường cho khách hàng nếu phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ hoặc thẻ khách hàng thường xuyên do mình phát hành bị đối tác từ chối trái với các điều kiện đã công bố trên website hoặc trên chính phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, thẻ khách hàng thường xuyên đó.