Trình tự cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (cập nhật mới nhất) (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
Người yêu cầu cấp giấy xác nhận nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan thụ lý hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra thông tin trong hồ sơ với giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và đối chiếu với cơ sở dữ liệu, tài liệu liên quan đến quốc tịch. Nếu thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
Nếu không có cơ sở để cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.
(2) Cách thức thực hiện:
Người yêu cầu trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó cư trú vào thời điểm nộp hồ sơ hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ.
Trường hợp người yêu cầu cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện thì nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất.
Yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cho người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người đó thực hiện.
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ, gồm Tờ khai theo mẫu quy định, kèm 02 ảnh 4x6 chụp chưa quá 06 tháng và bản sao các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ về nhân thân của người đó như Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Giấy tờ được cấp trước đây để chứng minh người đó đã từng có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ để chứng minh khi sinh ra người đó có cha mẹ hoặc ông bà nội, ông bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam.
ở miền Nam cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975; giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956; giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nơi người đó đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam; giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam.
Mẫu TP/QT-2020-TKXNNGVN |
(4) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: người yêu cầu cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
(6) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao
(7) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
(8) Phí, lệ phí:
- Đối với hồ sơ nộp tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao: 100.000 đồng/trường hợp. Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú được miễn phí xác nhận là người gốc Việt Nam
- Đối với hồ sơ nộp tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 20 USD/trường hợp.
+ Miễn thu phí đối với: người có công với cách mạng, đất nước; các trường hợp do nhu cầu đối ngoại cần tranh thủ hoặc vì lý do nhân đạo, công dân Việt Nam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc gặp rủi ro.
+ Người Việt Nam định cư tại Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia hoặc những nước đang có chiến tranh, dịch bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng nộp phí bằng 20% mức thu theo quy định.
(Quyết định 2924/QĐ-BNG năm 2023)
Cụ thể tại Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 quy định chính sách đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:
- Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.