Khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ là khám những gì?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
28/11/2023 08:15 AM

Khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ là khám những gì? – Hà My (TPHCM)

Khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ là khám những gì?

Khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ là khám những gì? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ là khám những gì?

Theo Phụ lục 3b ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT, khám phụ sản khi khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ bao gồm:

TT

NỘI DUNG KHÁM

GHI CHÚ

I.

Khám phụ khoa

1.

Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn.

 

2

Khám bộ phận sinh dục ngoài.

 

3.

Khám âm đạo bằng mỏ vịt kết hợp quan sát cổ tử cung bằng mắt thường.

- Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

4.

Khám âm đạo phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).

5.

Khám trực tràng phối hợp nắn bụng (khám bằng hai tay).

- Chỉ thực hiện nếu không tiếp cận được bằng đường âm đạo hoặc bệnh cảnh cụ thể đòi hỏi phải đánh giá thêm bằng khám trực tràng.

- Chỉ thực hiện nếu có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

II.

Sàng lọc ung thư cổ tử cung
Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương cổ tử cung bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

- Chỉ thực hiện nếu tiếp cận được bằng đường âm đạo và có sự đồng ý của lao động nữ sau khi được nhân viên y tế tư vấn.

- Thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

1.

Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Acid Acetic (VIA test)

2.

Nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với dung dịch Lugol (VILI test)

3.

Xét nghiệm tế bào cổ tử cung

4.

Xét nghiệm HPV

III

Sàng lọc ung thư vú
Thực hiện sàng lọc, phát hiện sớm tổn thương vú bằng ít nhất một trong các kỹ thuật sau:

 

1.

Khám lâm sàng vú

2.

Siêu âm tuyến vú hai bên

3

Chụp Xquang tuyến vú

IV.

Siêu âm tử cung-phần phụ (khi có chỉ định của bác sỹ khám)

 

2. Bổ sung nội dung khám phụ sản trong sổ khám sức khỏe định kỳ

Sổ khám sức khỏe định kỳ mới nhất theo mẫu tại Phụ lục 3a kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BYT thay thế cho mẫu khám sức khỏe định kỳ theo mẫu tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.

Sổ khám sức khỏe định kỳ mới nhất

Trong đó, bổ sung nội dung khám phụ sản trong sổ khám sức khỏe định kỳ:

Tiền sử sản phụ khoa (Đối với nữ):

- Bắt đầu thấy kinh nguyệt năm bao nhiêu tuổi: □□

- Tính chất kinh nguyệt: Đều □ Không đều □

Chu kỳ kinh: □□ ngày Lượng kinh: □□ ngày

Đau bụng kinh: Có □ Không □

- Đã lập gia đình: Có □ Chưa □

- PARA: □□□□

- Số lần mổ sản, phụ khoa: Có □□ Ghi rõ: ……………………. Chưa □

- Có đang áp dụng BPTT không? Có □ Ghi rõ: …………………. Không □

3. Phân loại sức khỏe sau khi khám sức khỏe

- Người thực hiện khám lâm sàng, cận lâm sàng cho đối tượng khám sức khỏe phải ghi rõ kết quả khám, phân loại sức khỏe của chuyên khoa, ký tên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám và kết quả khám của mình.

- Căn cứ vào kết quả khám của từng chuyên khoa, người được cơ sở khám sức khỏe phân công thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe và ký Giấy khám sức khỏe, Sổ khám sức khỏe định kỳ (sau đây gọi tắt là người kết luận) thực hiện việc kết luận phân loại sức khỏe như sau:

+ Phân loại sức khỏe của người được khám sức khỏe theo quy định tại Quyết định 1613/BYT-QĐ hoặc phân loại sức khỏe theo quy định của bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành đối với trường hợp khám sức khỏe chuyên ngành;

+ Ghi rõ các bệnh, tật của người được khám sức khỏe (nếu có). Trường hợp người được khám sức khỏe có bệnh, tật thì người kết luận phải tư vấn phương án điều trị, phục hồi chức năng hoặc giới thiệu khám chuyên khoa để khám bệnh, chữa bệnh.

- Sau khi phân loại sức khỏe, người kết luận phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ sở khám sức khỏe vào Giấy khám sức khỏe hoặc Sổ khám sức khỏe định kỳ (dấu sử dụng trong giao dịch chính thức của cơ sở khám sức khỏe theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu). Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều Giấy khám sức khỏe thì việc đóng dấu được thực hiện sau khi tiến hành nhân bản Giấy khám sức khỏe theo quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT.

(Điều 7 Thông tư 14/2013/TT-BYT)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,176

Bài viết về

lĩnh vực Y tế

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]