Mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
14/12/2023 16:51 PM

Xin cho tôi hỏi mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay như thế nào? Gửi đơn trình báo mất tài sản ở đâu? - Thùy Dung (Đắk Nông)

Mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Những nội dung cần có của đơn trình báo mất tài sản 

Hiện nay trong các quy định pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu đơn trình báo mất giấy tờ. Tuy nhiên vì đây là một loại văn bản dùng để trình báo với các cơ quan nhà nước nên khi trình bày cần phải đảm bảo sự nghiêm túc, đầy đủ nội dung nhưng vẫn ngắn gọn, đúng trọng tâm.

Nội dung đơn trình báo mất giấy tờ thường sẽ có các thành phần chính sau:

- Quốc hiệu, Tiêu ngữ;

- Ngày tháng năm viết đơn;

- Tên cơ quan nhận đơn;

- Thông tin cơ bản của người viết đơn như họ tên, phương thức liên lạc...;

- Nội dung trình báo: giấy tờ bị mất

- Chữ ký xác nhận của người làm đơn.

2. Mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay

Sau đây là mẫu đơn trình báo mất giấy tờ được sử dụng nhiều nhất có thể tham khảo:

Mẫu đơn trình báo mất tài sản mới nhất hiện nay

3. Gửi đơn trình báo mất tài sản ở đâu? 

Theo khoản 2 Điều 145 Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định các cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm gồm: 

- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; 

- Tòa án các cấp; 

- Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Như vậy, khi mất tài sản, cá nhân có thể nộp đơn trình báo tại các cơ quan, tổ chức nêu trên.

4. Tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC quy định tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau:

- Cơ quan điều tra phải tổ chức trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải tổ chức trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố (kể cả tin báo về tội phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng); 

Phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Địa điểm tiếp nhận phải đặt ở nơi thuận tiện, có biển ghi tên cơ quan và thông báo rộng rãi để mọi người biết.

Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.

- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. 

Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp người phạm tội đến tự thú, đầu thú thì thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 24,958

Bài viết về

lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]