Công dụng của dấu hai chấm là gì? Sau dấu hai chấm có viết hoa không?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Dương Châu Thanh
01/02/2024 09:00 AM

Trong soạn thảo văn bản, việc dùng dấu hai chấm (:) là không thể thiếu, vậy công dụng của dấu hai chấm là gì và sau dấu hai chấm có viết hoa không?

Công dụng của dấu hai chấm

Công dụng của dấu hai chấm (Hình từ internet)

Công dụng của dấu hai chấm

Trong các loại dấu câu, dấu hai chấm là một trong những dấu câu được sử dụng khá phổ biến khi viết. Dấu hai chấm được ký hiệu với 1 chấm trên và một chấm dưới song song nhau đó là “:”.

Dưới đây là một số công dụng của dấu hai chấm:

*Hỗ trợ giải thích cho câu trước:

Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu phần giải thích, giúp người đọc phân định phần thuyết minh, giải thích cho đoạn/câu trước đó.

Ví dụ: Điều 3 Ngh đnh 30/2020/NĐ-CP quy định:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “Văn bản” là thông tin thành văn được truyền đạt bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định.

…”

*Liệt kê: Sử dụng dấu hai chấm khi muốn liệt kê các sự việc, sự vật liên quan đến câu/đoạn trước đó.

Ví dụ: Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

**Thông báo lời thoại: Dấu hai chấm dùng để báo trước lời thoại trực tiếp hay dẫn trích lời nói của một nhân vật cụ thể. Khi đó, đi kèm phía sau dấu hai chấm sẽ là dấu gạch đầu dòng ở hàng tiếp theo, hoặc dấu ngoặc kép (").

Ví d: Ngày 19-9-1954, Bác Hồ căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Sau dấu hai chấm có viết hoa không?

Để biết được sau dấu hai chấm có viết hoa hay không, hãy cùng tìm hiểu một số quy định sau đây:

**Đối với văn bản hành chính:

Tại phần viết hoa trong văn bản hành chính ban hành kèm theo Phụ lục II Ngh đnh 30/2020/NĐ-CP có đề cập nội dung viết hoa vì phép đặt câu như sau:

Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câu (.); sau dấu chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng.

Như vậy, Ngh đnh 30/2020/NĐ-CP không đề cập việc sau dấu hai chấm (:) phải viết hoa.

**Đối với văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng:

Nội dung đề cập tại Quy định 4148-QĐ/VPTW năm 2019 về viết hoa, phiên âm trong các văn bản ở Văn phòng Trung ương Đảng, cụ thể:

Tại nội dung viết hoa vì phép đặt câu có quy định: Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết trong các trường hợp sau: Đầu dòng văn bản; đầu câu sau dấu chấm (.) khi bắt đầu một câu mới; đầu câu sau dấu chấm hỏi (?); đầu câu sau dấu chấm than (!); đầu câu trong ngoặc kép (khi trích dẫn nguyên văn câu của tác giả, tác phẩm, nghị quyết, chỉ thị...); sau dấu hai chấm (:) của các đề mục/vấn đề (có thể xuống dòng hoặc không xuống dòng).

**Đối với văn bản hành chính trong ngành kiểm sát:

Quyết định 393/QĐ-VKSTC năm 2016 của VKSND Tối cao ban hành quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trong ngành kiểm sát nhân dân.

Tại Phụ lục V ban hành kèm theo Quyết định 393/QĐ-VKSTC quy định “Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: sau dấu hai chấm (:)”.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 24,944

Bài viết về

lĩnh vực Giáo dục

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]