So sánh thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật Dân sự mới nhất

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
04/03/2024 12:45 PM

Tôi muốn biết thời hạn, thời hiệu theo Bộ luật Dân sự mới nhất được định nghĩa như thế nào? Thời hạn, thời hiện được so sánh dựa trên các tiêu chi ra sao? – Mỹ Hằng (Cần Thơ)

So sánh thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật Dân sự mới nhất

So sánh thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật Dân sự mới nhất (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Khái niệm về thời hạn, thời hiệu theo Bộ luật Dân sự mới nhất

(1) Thời hạn là gì?

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Trong đó, thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

(Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015)

(2) Thời hiệu là gì?

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.

(Khoản 1 Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015)

So sánh thời hạn và thời hiệu theo Bộ luật Dân sự mới nhất

Dựa theo các quy định theo Bộ luật Dân sự 2015, thì thời hạn và thời hiệu sẽ được so sánh, phân biệt thông qua các tiêu chí như sau:

STT

Tiêu chí

Thời hạn

Thời hiệu

1

Cơ sở pháp lý

Mục 1 Chương X (Điều 144 đến Điều 148 Bộ luật Dân sự 2015)

Mục 2 Chương X (Điều 149 đến Điều 157 Bộ luật Dân sự 2015)

2

Khái niệm

Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.

Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.

3

Phân loại

Thời hạn sẽ được phân loại như sau:

- Dựa vào cơ sở hình thành

+ Thời hạn luật định: Là thời hạn do pháp luật quy định, các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự bắt buộc phải tuân theo thời hạn đó mà không được pháp thay đổi thời hạn.

+ Thời hạn ấn định: Là thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thông qua một quyết định hoặc một bản án.

+ Thời hạn thời thuận: Là thời hạn các bên có thể tự thỏa thuận với nhau khi tham gia các giao dịch dân sự

- Dựa vào tính xác định của thời hạn:

+ Thời hạn xác định: Là thời điểm được chỉ ra thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của thời hạn.

+ Thời hạn không xác định: Là thời hạn mà trong đó khoảng thời gian chỉ mang tính ước lượng

Được phân thành 04 loại:

- Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự.

 

- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ.

- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là thời hạn mà chủ thể được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền yêu cầu.

4

Chủ thể áp dụng

- Cơ quan nhà nước;

- Cá nhân, tổ chức.

Các cơ quan nhà nước, chủ yếu là Tòa án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân

5

Trường hợp áp dụng

- Trong giao dịch dân sự giữa cá nhân, tổ chức với nhau

- Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết vấn đề cụ thể

Cơ quan nhà nước áp dụng để giải quyết, tranh chấp theo yêu cầu.

6

Cách xác định

Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.

Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bộ luật Dân sự 2015 không có điều khoản quy định về cách xác định thời hiệu; tuy nhiên dựa vào cách áp dụng thì thời hiệu sẽ được tính bằng ngày, tháng, năm tùy theo tùy trường hợp cụ thể của quy định pháp luật có liên quan.

7

Thời điểm bắt đầu

- Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

- Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định.

- Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra sự kiện đó.

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu.

8

Thời điểm kết thúc

- Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.

- Khi thời hạn tính bằng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

- Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

- Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.

- Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

- Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào lúc hai mươi tư giờ của ngày đó.

Thời điểm chấm dứt thời hiệu là thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu.

9

Vấn đề gia hạn

Thời hạn có thể gia hạn.

Không được gia hạn, không được rút ngắn hoặc kéo dài vì thời hạn do pháp luật quy định

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 12,173

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]