Áp dụng tỷ lệ chiết khấu khi tài sản thế chấp vay chứng khoán là tiền có được không?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
11/03/2024 12:30 PM

Xin cho tôi hỏi áp dụng tỷ lệ chiết khấu khi tài sản thế chấp vay chứng khoán là tiền có được không? - Thảo Anh (Bình Định)

Áp dụng tỷ lệ chiết khấu khi tài sản thế chấp vay chứng khoán là tiền có được không? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Áp dụng tỷ lệ chiết khấu khi tài sản thế chấp vay chứng khoán là tiền có được không?

Theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021 quy định tỷ lệ chiết khấu tài sản như sau:

- Tỷ lệ chiết khấu tài sản áp dụng đối với từng loại chứng khoán khi xác định giá trị tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản thế chấp là tiền là:

+ 5% đối với trái phiếu Chính phủ;

+ 30% đối với chứng khoán nằm trong danh mục chứng khoán cấu thành chỉ số VN30/HNX30 và 40% đối với chứng khoán còn lại.

- VSDC điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu tài sản đối với từng loại chứng khoán thế chấp căn cứ vào mức thanh khoản và rủi ro của tài sản thế chấp.

Như vậy, theo quy định nêu trên, tỷ lệ chiết khấu tài sản áp dụng đối với từng loại chứng khoán khi xác định giá trị tài sản thế chấp, trừ trường hợp tài sản thế chấp là tiền.

2. Xử lý trong trường hợp giá trị tài sản thế chấp vay chứng khoán thấp hơn mức quy định như thế nào?

Xử lý trong trường hợp giá trị tài sản thế chấp thấp hơn mức quy định như sau:

- Trường hợp giá trị tài sản thế chấp xác định lại thấp hơn mức quy định tại khoản 3 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021, VSDC gửi thông báo bằng fax cho bên vay (Mẫu 06/SBL của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021) ngay trong ngày định giá lại để nộp bổ sung tài sản thế chấp.

- Trường hợp giá trị tài sản thế chấp xác định lại thấp hơn mức quy định nhưng vẫn đạt trên 110% giá trị chứng khoán cho vay trong 03 ngày giao dịch liên tiếp, bên vay có trách nhiệm nộp bổ sung tài sản thế chấp trong ngày làm việc thứ 04 để đạt mức 115% giá trị chứng khoán cho vay. Nếu quá thời hạn trên mà bên vay không nộp thêm đủ tài sản thế chấp theo thông báo của VSDC và giá trị tài sản thế chấp định giá lại thấp hơn 115% giá trị chứng khoán cho vay, thỏa thuận vay được xử lý như trường hợp mất khả năng hoàn trả khoản vay theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021.

- Trường hợp giá trị tài sản thế chấp xác định lại thấp hơn mức 110% giá trị chứng khoán cho vay, bên vay có trách nhiệm nộp bổ sung tài sản thế chấp ngay trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của VSDC để đạt mức 115% giá trị chứng khoán cho vay. Nếu quá thời hạn trên mà bên vay không nộp thêm đủ tài sản thế chấp theo thông báo của VSDC và giá trị tài sản thế chấp định giá lại thấp hơn 115% giá trị chứng khoán cho vay, thỏa thuận vay được xử lý như trường hợp mất khả năng hoàn trả khoản vay theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021.

(Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021)

3. Quy định về rút, thay thế tài sản thế chấp vay chứng khoán thế nào?

- Bên vay được quyền thay thế tài sản thế chấp với điều kiện chứng khoán thế chấp thay thế phải nằm trong danh mục chứng khoán được dùng làm tài sản thế chấp và giá trị tài sản thế chấp thay thế đáp ứng tỷ lệ với giá trị khoản vay theo quy định của VSDC và được bên cho vay chấp thuận theo Hợp đồng vay/cho vay chứng khoán giữa hai bên.

- Trường hợp thay thế tài sản thế chấp, bên vay gửi VSDC giấy đề nghị thay thế tài sản thế chấp (Mẫu 07/SBL của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021) đồng thời đăng nhập thông tin về tài sản thế chấp thay thế vào hệ thống SBL.

- Bên vay buộc phải thay thế tài sản thế chấp trong các trường hợp sau:

+ Chứng khoán được sử dụng làm tài sản thế chấp không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021;

+Trái phiếu Chính phủ đến thời hạn đáo hạn hoặc trong danh mục hoán đổi.

- Trong các trường hợp bị buộc phải thay thế tài sản thế chấp theo quy định nêu trên, VSDC gửi văn bản yêu cầu thay thế tài sản thế chấp (Mẫu 08A/SBL, 08B/SBL của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021) bằng fax cho bên vay ngay tại ngày VSDC công bố danh sách chứng khoán đủ điều kiện làm tài sản thế chấp hoặc ngày làm việc liền trước ngày trái phiếu Chính phủ ngừng giao dịch trên Sở Giao dịch.

- Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của VSDC, bên vay phải gửi giấy đề nghị thay thế tài sản thế chấp (Mẫu 07/SBL của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021) cho VSDC đồng thời đăng nhập thông tin về tài sản thế chấp thay thế vào hệ thống SBL. 

Nếu quá thời hạn trên mà bên vay không nộp thêm đủ tài sản theo thông báo của VSDC, thỏa thuận vay được xử lý như trường hợp mất khả năng hoàn trả khoản vay.

- Bên vay được quyền rút tài sản thế chấp trong trường hợp giá trị tài sản thế chấp sau khi định giá lại có giá trị lớn hơn 115% giá trị chứng khoán vay nhưng chỉ được rút phần vượt quá 115% giá trị chứng khoán vay. 

Trường hợp rút tài sản thế chấp, bên vay gửi VSDC giấy rút tài sản thế chấp (Mẫu 09/SBL của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021) đồng thời đăng nhập thông tin về rút tài sản thế chấp vào hệ thống SBL.

(Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 113/QĐ-VSD năm 2021)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 666

Bài viết về

lĩnh vực Chứng khoán

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]