Tiêu lệnh chữa cháy là gì? Tiêu lệnh chữa cháy gồm bao nhiêu bước?

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
23/03/2024 14:45 PM

Tôi muốn biết Tiêu lệnh chữa cháy là gì? Tiêu lệnh chữa cháy gồm bao nhiêu bước? – Hoàng Nam (Cà Mau)

Tiêu lệnh chữa cháy là gì? Tiêu lệnh chữa cháy gồm bao nhiêu bước?

Tiêu lệnh chữa cháy là gì? Tiêu lệnh chữa cháy gồm bao nhiêu bước? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Tiêu lệnh chữa cháy là gì?

Tiêu lệnh chữa cháy là biển báo ghi nội dung hướng dẫn cách ứng phó nhanh chóng, kịp thời trong phòng cháy chữa cháy có mục đích để cung cấp thông tin cần thiết, cảnh báo, cảnh giác, giúp đề phòng ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra ở những khu dân cư, tòa nhà, cơ sở kinh doanh, sản xuất.

Các địa điểm cần đặt bảng tiêu lệnh chữa cháy như sau:

- Khu vực dễ cháy như nhà trọ, quán karaoke, vũ trường, rạp chiếu phim, bếp ăn tập thể, nhà hàng, trạm xăng dầu...

- Khu vực đông dân cư như: Chung cư, trường học, bệnh viện, chợ, trung tâm thương mại,...

- Khu vực công ty, nhà máy, xí nghiệp, xưởng in, kho xăng dầu,...

Tiêu lệnh chữa cháy gồm bao nhiêu bước?

Tiêu lệnh chữa cháy đúng tiêu chuẩn gồm 04 bước sau:

(1) Khi có xảy ra cháy nổ thì cần phải hoạt động gấp

(2) Cúp cầu dao điện ngay khi gặp cháy nổ

(3) Dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa

(4) Gọi điện 114 đến đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp

Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy năm 2024

Cụ thể tại Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (sửa đổi 2013) quy định về trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy như sau:

- Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khỏe có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;

+ Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;

+ Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;

+ Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;

+ Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.

- Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

+ Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;

+ Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

- Cá nhân có trách nhiệm:

+ Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

+ Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;

+ Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;

+ Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

+ Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 (sửa đổi 2013).

- Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,520

Bài viết về

lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]