Hướng dẫn giải đề minh họa môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2024 là năm cuối cùng thực hiện dạy học và thi theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2006. Do đó, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 về cơ bản giữ ổn định cấu trúc như Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Tuy nhiên, để chuẩn bị chuyển sang một giai đoạn mới nên trong đề thi có sự tăng cường hợp lý một số nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn để từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực phù hợp với mục tiêu yêu cầu phát triển năng lực phẩm chất người học của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Cụ thể, về cấu trúc, định dạng và mức độ phân hóa, đề thi cơ bản giữ ổn định với 4 cấp độ nhận thức nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; phù hợp với các mục tiêu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Về nội dung, đề thi bảo đảm khoa học, chính xác theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông 2006; có độ phân hóa cao hơn, đặc biệt là các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao. Ngoài ra, trong các đề thi có những câu hỏi nhằm giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, xã hội, được xây dựng tiệm cận theo định hướng đánh giá năng lực người học giúp đánh giá được năng lực thí sinh một cách công bằng và chính xác.
Về dạng thức câu hỏi, môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, đề thi được xây dựng theo hướng khuyến khích học sinh phát huy tính sáng tạo, hạn chế văn mẫu. Thí sinh có thể tham khảo hướng dẫn giải đề minh họa môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT năm 2024 dưới đây:
I. ĐỌC HIỂU Câu 1: - Phương pháp: Căn cứ các thể thơ đạt đã học. - Cách giải: Thể thơ: tự do. Câu 2: - Phương pháp: Căn cứ các biện pháp tu từ, phân tích. - Cách giải: Các biện pháp tu từ gồm: + Biện pháp so sánh: “bay như chưa biết mình từ nước”. + Phép điệp: “chưa từng”. Câu 3: - Phương pháp: Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích. - Cách giải: Nội dung câu thơ là: Sự tuần hoàn vô tận của tự nhiên, một sự luân hồi trong vũ trụ. Câu 4: - Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp. - Cách giải: Dựa vào nội dung bài thơ, học sinh đưa ra những bài học mà mình rút ra được. Gợi ý: + Luôn sống lạc quan, tích cực. + Sống hết mình cho hiện tại. + Chấp nhận những thử thách trong cuộc sống và vượt qua, hạnh phúc và bình thản sẽ đến. II. LÀM VĂN Câu 1: Phương pháp: - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,... ) để tạo lập một văn bản nghị luận xã hội. Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Viết đúng một đoạn văn nghị luận xã hội theo cấu trúc. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: * Nêu vấn đề: * Bàn luận: (1) Giới thiệu vấn đề: Ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước thử thách. (2) Giải thích - Sống tích cực là gì? - Thái độ sống tích cực trước thử thách là gì? (3) Bàn luận - Ý nghĩa của thái độ sống tích cực trước khó khăn, thử thách. - HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp. - Phê phán những người tiêu cực, bi quan, mất niềm tin vào cuộc sống, khi đứng trước khó khăn thử thách không dám đương đầu hoặc luôn chán nản mà gục ngã. (4) Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề. Câu 2: Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,...) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: (1) Mở bài: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Hoàng Phủ Ngọc Tường là ai?. - Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm như thế nào? * Khái quát vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với sông Hương. (2) Thân bài: - Khái quát chung: + Vị trí đoạn trích. + Khái quát về sông Hương trên bản đồ địa lý. - Cảm nhận về hình tượng sông Hương trong đoạn trích. + Sông Hương dưới góc nhìn văn hóa. + Sông Hương dưới góc nhìn địa lý khi phải chia tay thành phố. + Khái quát nghệ thuật. - Nhận xét về tình cảm của nhà văn đối với dòng sông Hương. (3) Kết bài: - Khái quát lại giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm. - Khẳng định vị thế của nhà văn. |
Theo đó, Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được tổ chức vào các ngày 26, 27, 28, 29/6/2024. Trong đó:
– Ngày 26/06/2024: Thí sinh làm thủ tục dự thi;
– Ngày 27, 28/06/2024: Tổ chức coi thi;
– Ngày 29/6/2024: Dự phòng.
Thời gian và ngày giờ cụ thể được Bộ GDĐT quy định cụ thể như sau:
Ngày |
Buổi |
Bài thi/Môn thi thành phần của bài thi tổ hợp |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi cho thí sinh |
Giờ bắt đầu làm bài |
|
26/6/2024 |
SÁNG |
08 giờ 00: Họp cán bộ làm công tác coi thi tại Điểm thi. |
||||
CHIỀU |
14 giờ 00: Thí sinh làm thủ tục dự thi tại phòng thi, đính chính sai sót (nếu có) và nghe phổ biến Quy chế thi, Lịch thi. |
|||||
27/6/2024 |
SÁNG |
Ngữ văn |
120 phút |
07 giờ 30 |
07 giờ 35 |
|
CHIỀU |
Toán |
90 phút |
14 giờ 20 |
14 giờ 30 |
||
28/6/2024 |
SÁNG |
Bài thi KHTN |
Vật lí |
50 phút |
07 giờ 30 |
07 giờ 35 |
Hóa học |
50 phút |
08 giờ 30 |
08 giờ 35 |
|||
Sinh học |
50 phút |
09 giờ 30 |
09 giờ 35 |
|||
Bài thi KHXH |
Lịch sử |
50 phút |
07 giờ 30 |
07 giờ 35 |
||
Địa lí |
50 phút |
08 giờ 30 |
08 giờ 35 |
|||
Giáo dục công dân |
50 phút |
09 giờ 30 |
09 giờ 35 |
|||
CHIỀU |
Ngoại ngữ |
60 phút |
14 giờ 20 |
14 giờ 30 |
||
29/6/2024 |
|
Dự phòng |
|
|
|
(Công văn 1277/BGDĐT-QLC năm 2024)