Bảo hiểm nhân thọ có phải là đa cấp không? Quy định về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
10/05/2024 17:45 PM

Cho tôi hỏi những người bán bảo hiểm nhân thọ có phải đa cấp hay không và có những quy định gì về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ? – Thảo Nguyên (Phú Yên)

Bảo hiểm nhân thọ có phải là đa cấp không? Quy định về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm nhân thọ có phải là đa cấp không? Quy định về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Bảo hiểm nhân thọ có phải là đa cấp, quy định về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ?

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thường đi theo mô hình kinh doanh đại lý, cũng chính vì tương đồng mô thức bán sản phẩm qua đại lý trung gian khiến nhiều người nhầm lẫn đa cấp và bảo hiểm nhân thọ, vô tình phủ nhận ý nghĩa nhân văn của loại hình bảo hiểm này, và đánh đồng loại hình này với đa cấp không chính thống. Tuy nhiên, đa cấp và bảo hiểm nhân thọ là hai bản chất hình thức hoàn toàn không giống nhau.

Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.

Ngoài ra tại Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 còn có quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe như sau:

- Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:

+ Bản thân bên mua bảo hiểm;

+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;

+ Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;

+ Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

Đồng thời, tại khoản 1 Điều 33 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về đối tượng của bảo hiểm nhân thọ như sau: Đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người.

Từ những quy định trên, ta có thể thấy bảo hiểm nhân thọ bảo hiểm nhân thọ là một loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết, đối tượng được bảo hiểm chính là tuổi thọ và tính mạng của người được bảo hiểm. Bảo hiểm nhân thọ được pháp luật công nhận, mục đích của bảo hiểm này mang tính nhân văn khi đề cao quyền và lợi ích của người tham gia bảo hiểm. Vì thế cho nên đây không phải là một loại hình đa cấp lừa đảo.

Tuy nhiên, người mua bảo hiểm cần lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uy tín để ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và phải nắm rõ nội dung hợp đồng bảo hiểm để tránh bị thiệt hại không đáng có.

Người dân hoàn toàn có thể tự kiểm tra về một công ty bảo hiểm mình quan tâm xem có đáng tin cậy để đầu tư hay không. Công ty đó phải có giấy phép đăng ký kinh doanh rõ ràng với sản phẩm được Bộ Tài chính cấp phép. 

Các thông tin quan trọng của công ty BHNT như danh mục sản phẩm, doanh thu, các quy định mới… đều được đăng tải và cập nhật công khai, minh bạch tại Cổng thông tin điện tử của Cục quản lý giám sát bảo hiểm tại địa chỉ.

Danh sách các công ty kinh doanh môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ hiện nay

CÔNG TY MÔI GIỚI BẢO HIỂM

1

Công ty TNHH Aon Việt Nam

2

Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Việt Quốc

3

Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Á Đông

4

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Willis Towers Watson Việt Nam

5

Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam

6

Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương

7

Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Cimeco

8

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm SPE Việt Nam

9

Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson Việt Nam

10

Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Nam Á

11

Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Toyota-Tsusho (Việt Nam)

12

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Legacy

13

Công ty Cổ phần Môi giới bảo hiểm GINET Việt Nam

14

Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Integer

15

Công ty TNHH môi giới Bảo hiểm Bảo An

16

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm LK Việt Nam

17

Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Pan Asia

CÔNG TY TÁI BẢO HIỂM: 2

1

Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)

2

Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re)

CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ: 18

1

Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ (Bảo Việt Nhân thọ)

2

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential)

3

Công ty TNHH Manulife (Việt Nam) (Manulife)

4

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam) (AIA)

5

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam (Chubb Life)

6

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Mirae Asset Prévoir

7

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi)

8

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay life)

9

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam (FWD)

10

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Hanwha Life Việt Nam

11

Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam

12

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Fubon (Việt Nam)  (Fubon life)

13

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali (Việt Nam) (Generali)

14

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Aviva Việt Nam

15

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam

16

Công ty cổ phần Bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng (Phú Hưng life)

17

Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife (BIDV Metlife)

18

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life)

CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ: 32

1

Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt)

2

Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)

3

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico)

4

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Long)

5

Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI)

6

Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine (BVTM)

7

Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC)

8

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)

9

Công ty TNHH  Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama)

10

Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương

11

Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina)

12

Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS)

13

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)

14

Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA (AAA)

15

Công ty TNHH Bảo hiểm AIG Việt Nam (AIG)

16

Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam (QBE)

17

Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)

18

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC)

19

Công ty cổ phần Bảo hiểm Phú Hưng (PAC)

20

Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty (Liberty)

21

Công ty TNHH Bảo hiểm Chubb (Chubb)

22

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)

23

Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không (VNI)

24

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH)

25

Công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương (BHV)

26

Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIG)

27

Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon)

28

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành)

29

Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay)

30

Chi nhánh Công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul tại Hà Nội (SGI Hà Nội)

31

Công ty cổ phần bảo hiểm OPES

32

Công ty TNHH bảo hiểm HD

 

(Nguồn: Cổng TTĐT Bộ Tài chính)

Thời gian cân nhắc để tham gia bảo hiểm nhân thọ

 Theo Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, đối với các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn trên 01 năm, trong thời hạn 21 ngày kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm.

Trường hợp bên mua bảo hiểm từ chối tiếp tục tham gia bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm sẽ bị hủy bỏ, bên mua bảo hiểm được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ đi chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Đóng phí bảo hiểm nhân thọ

Căn cứ quy định tai Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về đóng phí tham gia bảo hiểm nhân thọ như sau:

- Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.

- Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.

- Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.

Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ

Tại Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định về Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm như sau:

- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;

- Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;

- Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;

- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Theo Điều 151 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

- Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Ban hành, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xây dựng chiến lược, đề án và chính sách phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam;

+  Thực hiện thống kê, dự báo về thị trường bảo hiểm;

+ Giám sát doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thông qua hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; giám sát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

+ Giám sát hoạt động đại lý bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thông qua doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;

+ Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam;

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm;

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,861

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]